+Aa-
    Zalo

    “Quý bà phá mã” Elizebeth Friedman: Người phanh phui ổ gián điệp của Đức Quốc xã

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Elizebeth Friedman là một trong những nhà giải mã đầu tiên của Mỹ và có vai trò quan trọng trong việc phá vỡ các ổ gián điệp.

    Elizebeth Friedman là một trong những nhà giải mã đầu tiên của Mỹ và có vai trò quan trọng trong việc phá vỡ các ổ gián điệp.

    Elizebeth Smith Friedman.

    Sở hữu bộ óc nhạy bén và thần kinh thép, bà Elizebeth Smith Friedman (1892–1980) đã bẻ được hàng trăm mật mã trong suốt sự nghiệp của mình với tư cách là nhà phá mã nữ đầu tiên của nước Mỹ, đánh bại thành công những kẻ buôn lậu và đáng chú ý nhất là phá vỡ vòng vây gián điệp của Đức Quốc xã trên khắp Nam Mỹ trong những năm 1940.

    Sinh ra trong một gia đình ở Huntington, Indiana, vào năm 1892.  Năm 1915, bà Elizebeth tốt nghiệp chuyên ngành văn học Anh và tham gia hội phụ nữ quốc tế được thành lập tại trường Cao đẳng Monmouth thuộc thành phố Monmouth, tiểu bang Illinois vào ngày 28/4/1867 với tên gọi IC Sorosis.

    Yêu thích ngôn ngữ, bà đã học tiếng Latinh, Hy Lạp và Đức… Năm 1915,  bà trở thành hiệu trưởng của một trường trung học công lập ở Wabash (Indiana).

    Năm 1916, bà dọn tới Chicago, thăm thú thư viện Newberry, nơi trưng bày bản in đầu tiên của Shakespeare. Tại đây, bà Elizabeth đột nhiên muốn dừng chiếc ghế hiệu trưởng nhàm chán, bà hỏi các thủ thư liệu họ có biết bất kỳ công việc nghiên cứu hay văn chương nào để bà dấn thân hay không?

    Chỉ trong vòng vài phút, bà đã được giới thiệu cho gặp nhân vật lập dị tên là George Fabyan, người đang điều hành một cơ sở nghiên cứu tư nhân rộng độ 202 ha gọi là Riverbank nằm ở gần Geneva (tiểu bang Illinois).

    Vào thời điểm đó, công việc Elizebeth Smith được giao là kiểm tra các tác phẩm của Shakespeare để tìm những thông điệp bí mật mà Đại tá Fabyan tin rằng, nhà triết học Bacon đã đưa vào các vở kịch cũng như bài thơ.

    Sau một thời gian làm việc ở Phòng thí nghiệm Riverbank, bà Elizebeth đã gặp chồng mình là William Frederick Friedman. Họ kết hôn vào năm 1917.

    Trong quá trình làm việc, cả hai đều cho rằng đã “giải mã” được những bí ẩn về Francis Bacon và cho công khai vào năm 1957 qua một cuốn sách có tên “The Shakespearean Ciphers Examined” – tạm dịch là “Những mật mã Shakespearean đã được khảo sát”.

    Trong Đại chiến tranh thế giới thứ I, cơ sở Riverbank là một trong những viện nghiên cứu đầu tiên chú trọng vào giải mật, và vào những ngày đầu của cuộc chiến, Bộ chiến tranh Mỹ đã đưa vào Riverbank một cơ chế độc quyền.

    Không những làm việc cho Riverbank, hai vợ chồng Friedman thỉnh thoảng còn làm việc cho các chính phủ khác. Sau thư giới thiệu của Bộ tư pháp Mỹ, Sở cảnh sát Đô Thành (Scotland Yard) đã mang một đống thông điệp bí ẩn mà người Anh hoài nghi là chúng dùng để tạo nên một cuộc khởi nghĩa ở Ấn Độ (khi đó nước này là thuộc địa của Anh).

    Bằng cách phá các mã được viết theo từng cột số, hai vợ chồng Friedman đã phơi bày cái gọi là “Âm mưu Ấn Độ giáo – Đức” trong đó các nhà hoạt động Ấn Độ giáo ở Mỹ sẽ vận chuyển vũ khí đến Ấn Độ cùng với sự hỗ trợ của người Đức. Vào thời điểm đó, đây là một trong những vụ án lớn nhất và tốn kém nhất ở Mỹ.

    Ảnh: Getty

    Tới năm 1921, bà Elizebeth đã được giao điều hành một nhóm phá mã không chính thức trong Chiến tranh thế giới thứ I và chuyển đến Washington để làm việc cho Bộ Chiến tranh. 

    Tại đây, bà bắt đầu phá các loại mật mã giúp lực lượng cảnh sát biển xác định và truy tố những kẻ vi phạm luật cấm rượu ở Mỹ về việc bán, sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển các đồ uống có cồn giai đoạn 1920-1933. Cũng chính điều này giúp bà trở thành người phụ nữ đầu tiên điều hành một nhóm phá mã trong chính phủ Mỹ.

    Thế nhưng, tới Thế chiến II, lực lượng cảnh sát biển phải chuyển sang Bộ Hải quân - nơi không cho phép phụ nữ điều hành các đơn vị và Elizebeth phải làm dưới quyền một lãnh đạo nam giới. 

    Dù điều này khiến bà cảm thấy không xứng đáng với năng lực của mình, nhưng Elizebeth vẫn có những đóng góp đáng kể cho chiến tranh nhờ khả năng bẻ mã xuất sắc của mình.

    Nhà sử học Amy Butler Greenfield nói với Time, mặc dù Elizebeth chưa bao giờ được đào tạo chính thức để trở thành một người phá mã, nhưng  bà ấy có kỹ năng rất cao trong quá trình này.

    "Cô ấy đặc biệt giỏi trong việc nhận ra các mẫu, và cô ấy sẽ đưa ra những gì trông giống như phỏng đoán nhưng lại là đúng”, ông Greenfield nói.

    Sau Thế chiến I, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã thuê Elizebeth để giám sát các đường day buôn lậu thời kỳ Cấm. Bà và thư ký của mình đã bẻ khóa ước tính khoảng 12.000 mã hóa. Công việc của họ đã dẫn đến 650 vụ truy tố hình sự, và  bà ấy đã làm chứng với tư cách là một nhân chứng chuyên môn trong 33 trường hợp, báo cáo của Time cho biết.

    Bà Elizebeth đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa chính phủ Canada và Mỹ về quyền sở hữu của con tàu I'm Alone. Canada đã đệ đơn kiện đòi phía Mỹ bồi thường 350.000 USD, nhưng thông tin tình báo thu thập được từ 23 thông điệp do bà Elizebeth giải mã đã chỉ ra quyền sở hữu thực tế thuộc về Mỹ, giống như Mỹ khẳng định ban đầu; do đó, hầu hết các yêu sách của Canada đã bị bác bỏ.

    Năm 1937, chính phủ Canada cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Elizebeth khi một vụ buôn bán thuốc phiện đã phát triển thành một vụ án điểm. Bà đã làm chứng trong phiên tòa xét xử Gordon Lim và một số người Trung Quốc khác, giải mật mã phức tạp mặc dù bà không thông thạo tiếng Trung, trong khi ngôn ngữ vốn là chìa khóa, làm cơ sở để kết án các bị cáo.

    Bà Elizebeth đã đạt được thành tích phá mã vĩ đại nhất của mình vào những năm 1940. Làm việc cho Cảnh sát biển, cô lãnh đạo một đội nghe trộm các điệp viên Đức khi họ thảo luận về sự di chuyển của các tàu Đồng minh ở Nam Mỹ. 

    Năm 1942, nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của bà Elizebeth đã thành hiện thực. Việc truyền tin từ Đức Quốc xã đột ngột dừng lại - một dấu hiệu cho thấy các mục tiêu của cô đã phát hiện ra chúng đang bị theo dõi. Hóa ra, giám đốc FBI Hoover đã đưa các điệp viên Đức Quốc xã vào các hoạt động tình báo của Mỹ bằng cách đột kích vội vàng các nguồn tin ở Nam Mỹ.

    Sau đó bà Elizebeth đã phải giải quyết hậu quả, điều mà PBS 'Butler mô tả là "thử thách lớn nhất trong sự nghiệp của cô ấy."

    Butler nói thêm, "Ngay cả sau khi ván bạc của Hoover khiến nỗ lực của cô ấy bị đẩy lùi lại, phản ứng của Elizebeth vẫn như trước đây: Cô ấy chỉ đơn giản là tăng gấp đôi nỗ lực của mình và trở lại làm việc”.

    Cuối cùng, Elizebeth và nhóm của bà đã sử dụng các phương pháp khác để phá vỡ các mật mã. Đến tháng 12/ 1942, nhóm của cô đã bẻ khóa mọi mật mã mới của Đức Quốc xã. Khi làm như vậy, bà và các đồng nghiệp đã tiết lộ một mạng lưới những người cung cấp thông tin do Đức Quốc xã lãnh đạo do Johannes Sigfried Becker, một thành viên cấp cao của lực lượng SS của Hitler, cầm đầu. Argentina, Bolivia và Chile cuối cùng đã đoạn tuyệt với các cường quốc phe Trục và đứng về phía các lực lượng Đồng minh, phần lớn là nhờ những nỗ lực tình báo của Friedman, theo Time .

    Qua đó cho thấy Elizebeth Friedman là một trong những nhà giải mã đầu tiên của Mỹ và có vai trò quan trọng trong việc phá vỡ các ổ gián điệp.

    Tuy nhiên vì công việc có tính chất cực kỳ nhạy cảm nên người phụ nữ này không được phép tiết lộ công khai việc mình đã phục vụ cho quân Đồng minh trong chiến tranh.

    Thậm chí, ngay cả khi được vinh danh, thành tích của bà cũng phải chuyển sang dạng chiến công của nhóm và Giám đốc đầu tiên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ - J. Edgar Hoover đã chuyển công trạng qua cho lực lượng FBI.

    Chỉ mãi tới khi Elizebeth Friedman qua đời các nhà sử học và nghiên cứu mới phát hiện ra những đóng góp to lớn của bà.

    Bà Elizebeth qua đời vào năm 1980 và được an táng ngay bên cạnh ông xã ở nghĩa trang quốc gia Arlington (Virginia, Mỹ). 

    Mộc Miên (Theo Time)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-ba-pha-ma-elizebeth-friedman-nguoi-phanh-phui-o-gian-diep-cua-duc-quoc-xa-a361188.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan