+Aa-
    Zalo

    Quy định "nhà có người chết báo trước 3 ngày": Có đúng Luật Lao động?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Trường hợp nhà có người chết, tai nạn, ốm đau phải báo trước 3 ngày" là trái khoáy, ngược đời không đúng quy định của Luật Lao động..." - luật sư Quách Thành Lực nhận đ

    “Trường hợp nhà có người chết, tai nạn, ốm đau phải báo trước 3 ngày" là trái khoáy, ngược đời không đúng quy định của Luật Lao động..." - luật sư Quách Thành Lực nhận định.

    Vụ việc hàng nghìn công nhân Công ty may ở Thanh Hóa đã đồng loạt ngưng việc để phản đối vì cho rằng công ty có hành động “thiếu tình người, đưa ra những quy định vô lý” đang gây xôn xao trong dư luận.

    Các công nhân yêu cầu phía công ty phải xem xét, đáp ứng thỏa đáng các quyền lợi, như: Tăng lương cơ bản cho phù hợp mức sống hiện tại, khi công nhân nghỉ ốm đau, có việc quan trọng đột xuất thì không bị trừ tiền chuyên cần, phải tính vào ngày nghỉ phép năm, không quá ép sản lượng công nhân, đảm bảo chế độ thai sản đầy đủ cho công nhân…

    Công nhân còn cho rằng phía công ty đưa ra nhiều quy định "vô lý", như mỗi tháng được nghỉ 1 ngày phép; trường hợp nhà có người chết, tai nạn, ốm đau phải báo trước 3 ngày...

    Luật sư Quách Thành Lực, Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn luật sư Tp Hà Nội) 

    Nhiều người thắc mắc, quy định "nhà có người chết, tai nạn, ốm đau phải báo trước 3 ngày" có nằm trong luật lao động?

    Liên quan đến vấn đề này, luật sư Quách Thành Lực, Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa (Đoàn luật sư Tp Hà Nội) nhận định, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể phải phù hợp với Luật lao động thì mới có giá trị thi hành.

    Luật sư cho biết, theo Luật lao động thì nội quy và thảo ước lao động phải được đăng ký tại phòng, sở Lao động thương binh xã hội. Cơ quan này đồng ý với nội quy, thỏa ước lao động tập thể thì nhưng quy định trong đó mới được áp dụng trong công ty với người lao động.

    "Theo tôi đánh giá quy định 'trường hợp nhà có người chết, tai nạn, ốm đau phải báo trước 3 ngày' là trái khoáy, ngược đời không đúng quy định của Luật Lao động. Nếu Nội quy, thỏa ước lao động này trình nên cơ quan có thẩm quyền thì chắc chắn sẽ không được cơ quan này chấp thuận thông qua" - Luật sư Lực nhấn mạnh.

    Liên quan đến "quy định mỗi tháng chỉ được nghỉ phép duy nhất một ngày", luật sư Lực cũng dẫn Điều 110 Luật lao động quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

    1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

    Tiểu Phương (ghi)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-dinh-nha-co-nguoi-chet-bao-truoc-3-ngay-co-dung-luat-lao-dong-a201289.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan