+Aa-
    Zalo

    Rắn lục đuôi đỏ: Nhận diện và cách sơ cứu cần biết khi bị cắn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Rắn lục đuôi đỏ là rắn gì? Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn… là câu hỏi nhiều người quan tâm khi hiện nay ngày càng nhiều người bị loài vật này tấn công.

    (ĐSPL) – Rắn lục đuôi đỏ là rắn gì? Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn… là những câu hỏi nhiều người quan tâm khi hiện nay, ngày càng nhiều người bị loài vật này tấn công.


    Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong họ rắn lục

    Trong y khoa, rắn độc thường được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm gây rối loạn đông máu và xuất huyết như họ rắn lục (rắn lục xanh, rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp). Nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô hấp, ngưng thở như họ rắn hổ (rắn hổ mang chúa, hổ đất, cạp nong, cạp nia, hổ mèo,...).

    Xem video cận cảnh rắn lục đuôi đỏ:

    Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ Rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy, có ba phân loài được công nhận, kể cả loài được chỉ định ở đây.

    Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Chúng có chiều dài tối đa khoảng 60 cm và trọng lượng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm.

    Rắn lục đuôi đỏ: Lưu ý cần biết khi bị rắn cắn

    Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong họ rắn lục. Ảnh minh họa.

    Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

    Với người bị rắn cắn, quan trọng nhất là khâu xử lý ban đầu.

    Rắn lục đuôi đỏ có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu. Nếu không xử trí kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

    Trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc độc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.

    Khi bị rắn cắn, nạn nhân và những người xung quanh phải giữ bình tĩnh. Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử.

    Lưu ý trong trường hợp này, không cần garô, rạch rộng, hút nọc độc. Đó là bởi vì garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

    Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, nên đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

    Đề phòng bị rắn cắn, cần phát quang bụi rậm quanh nhà, giữ môi trường, nhà cửa sạch, không nên cho trẻ ngủ dưới nền đất. Khi làm vườn nên mang ủng và bao tay. Đi qua bụi rậm cần dùng gậy khua trước.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ran-luc-duoi-do-nhan-dien-va-cach-so-cuu-can-biet-khi-bi-can-a69045.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan