+Aa-
    Zalo

    Robot đặt lệnh trong chứng khoán sẽ được áp dụng khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng

    (ĐS&PL) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết robot đặt lệnh sẽ được áp dụng khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện từ cơ sở pháp lý, hạ tầng công nghệ.

    Theo tin tức chứng khoán trên báo Tin tức, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã yêu cầu các công ty chứng khoán dừng ngay việc sử dụng robot đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất lớn.

    robot dat lenh trong chung khoan se duoc ap dung khi da chuan bi ky luong
    Chú thích ảnh

    Sau khi thông báo được phát đi, một số ý kiến cho rằng, việc sử dụng thuật toán, robot và lệnh tuần suất cao trong đặt lệnh giao dịch trực tuyến là một xu thế của ứng dụng công nghệ vào tài chính, giúp tăng thanh khoản, đem lại lợi ích cho thị trường chứng khoán nên cũng nên nghiên cứu để áp dụng,

    Phản hồi về ý kiến này, đại diện lãnh đạo UBCKNN cho biết, cơ quan quản lý luôn ủng hộ và tạo điều kiện để các tổ chức kinh doanh chứng khoán ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm mới hoặc đa dạng hình thức kinh doanh.

    Tuy nhiên, với đặc thù của lĩnh vực chứng khoán, tất cả những sáng tạo, ứng dụng mới trong kinh doanh đều phải đảm bảo nhiều yếu tố như tính tuân thủ pháp lý, tính minh bạch, công bằng và quan trọng nhất là phù hợp bối cảnh thực tiễn của thị trường Việt Nam.

    Trên thực tế, hệ thống giao dịch của HOSE đã từng xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh vì số lệnh tăng quá nhanh, chạm ngưỡng năng lực lệnh của hệ thống. Giải pháp kỹ thuật cũng đã được triển khai và đem lại sự hoạt động thông suốt của thị trường chứng khoán vài năm gần đây.

    Vì vậy, cơ quan quản lý đã yêu cầu các công ty chứng khoán rà soát và dừng ngay việc áp dụng lệnh tần suất lớn bằng robot. Đây là giải pháp cần thiết, mang tính chủ động để đảm bảo sự thông suốt, an toàn, tránh những tác động tiêu cực khó lường lên thị trường chung, cũng như lợi ích chung của các nhà đầu tư.

    Việc sử dụng thuật toán, robot và lệnh tần suất cao trong đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến cũng đã được một số thị trường chứng khoán trên thế giới áp dụng hoặc áp dụng thử nghiệm. Đây là xu thế của công nghệ mới và tùy thuộc vào từng điều kiện pháp lý, cũng như hạ tầng công nghệ của từng thị trường chứng khoán mà cơ quan quản lý thị trường nước sẽ quyết định áp dụng hay không hoặc áp dụng ở mức độ nào.

    Đại diện lãnh đạo của UBCKNN cũng chia sẻ thêm, cơ quan quản lý luôn hoan nghênh các công ty chứng khoán sáng tạo và tiên phong trong việc triển khai sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy nhiên, chứng khoán là một lĩnh vực mang tính đặc thù và các tổ chức kinh doanh chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

    "Chính vì vậy, với hiện trạng thị trường chứng khoán trong nước hiện nay, bên cạnh sự nỗ lực, quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, Uỷ ban Chứng khoán đã yêu cầu các công ty chứng khoán rà soát và dừng việc sử dụng robot đặt lệnh tự động. Đây là giải pháp cần thiết để chủ động với rủi ro và hài hòa giữa mục tiêu quản lý nhà nước, lợi ích chung của toàn thị trường và các chủ thể tham gia”, tạp chí Thương gia dẫn lời lãnh đạo UBCKNN nhấn mạnh.

    Việc sử dụng thuật toán, robot và lệnh tần suất cao trong đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến đang được cơ quan quản lý nghiên cứu để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cơ sở pháp lý, hạ tầng công nghệ. Trong bối cảnh hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự thông suốt, an toàn và ổn định chung của thị trường chứng khoán là ưu tiên hàng đầu, đi kèm với đó phải là tính tuân thủ pháp lý, công bằng và bảo vệ lợi ích chung của số đông nhà đầu tư và thành viên công ty chứng khoán.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/robot-dat-lenh-trong-chung-khoan-se-duoc-ap-dung-khi-da-chuan-bi-ky-luong-a590924.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan