+Aa-
    Zalo

    Sập giàn giáo ở Hà Tĩnh: Đã không có bất kỳ một sự cảnh báo nào!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Năm 2012, công ty Samsung C&T trúng thầu xây dựng cảng Sơn Dương (thuộc khu Kinh tế Vũng Áng); chủ đầu tư là công ty TNHH Hướng nghiệp Formosa.

    (ĐSPL) - Năm 2012, công ty Samsung C&T trúng thầu xây dựng cảng Sơn Dương (thuộc khu Kinh tế Vũng Áng); chủ đầu tư là công ty TNHH Hướng nghiệp Formosa (Đài Loan – Trung Quốc).
    Sau đó, Samsung C&T đã chuyển nhượng gói thầu này cho thầu phụ là công ty Nibelc. Nibelc là doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa, có địa chỉ tại Gia Viễn (Ninh Bình).
    Video: Hé lộ nguyên nhân vụ sập giàn giáo ở Hà Tĩnh.

    Năm 2013, BQL Khu kinh tế Vũng Áng đã từ chối, không cấp phép cho công ty Nibelc xây dựng khu nhà tạm cho công nhân nên đã xảy ra một cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài. Sau đó, công ty Nibelc đã gửi nhiều văn bản đến BQL khu Kinh tế Vũng Áng và UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ, giới thiệu, cho thuê mặt bằng để dịch chuyển khu nhà tạm cho công nhân.

    Đào bới đống đổ nát tìm kiếm nạn nhân.

    Hệ thống giàn giáo bị sập được cho là để thực hiện đổ bê tông thùng chìm. Theo yêu cầu, để cảng Sơn Dương có thể đi vào hoạt động được, phải có 248 thùng chìm lớn nhỏ khác nhau. Thùng chìm là loại bê đúc rỗng; có cái cao và rộng hàng chục mét.
    Loại thùng chìm này được lý giải là để làm hệ thống chắn sóng cảng Sơn Dương. Trước khi xảy ra vụ sập giàn giáo, bộ phận công vụ (giữ vai trò giám sát) đã đến kiểm tra công trình. Tuy nhiên, đã không có bất kỳ một sự cảnh báo nào được đặt ra. Sau khi nhận tin có sự cố, một số cán bộ Formosa đã có mặt tại hiện trường.
    Một nguồn tin riêng của báo ĐS&PL cho biết: Ngày 25/3 có khoảng hơn 100 công nhân được huy động để lắp giàn giáo thùng chìm loại lớn cho kịp sáng 26/3 dùng xà lan kéo ra biển. Nếu không có gì thay đổi, ngày 26/3 sẽ tiến hành đổ bê tông trực tiếp ngoài biển. Chính vì sự vội vàng của nhà thầu đã dẫn đến hậu quả hết sức đau lòng trên. Rất may, thời điểm sập giàn giáo ở Hà Tĩnh trùng vào giờ giao ca nên số thương vong đã giảm đáng kể.
    Trong một văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ lên án BQL khu Kinh tế Vũng Áng và UBND tỉnh Hà Tĩnh phản ứng về việc không cấp phép khu nhà tạm, công ty Samsung C&T đã giới thiệu nhà thầu phụ: “Công ty Nibelc đã thực hiện hợp đồng với Samsung C&T đảm bảo chất lượng... Công ty thực hiện mô hình quản lý tập trung, chuyên nghiệp; đáp ứng được nhu cầu về sinh hoạt và lao động”.
    XUÂN HỒNG

                  

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-gian-giao-o-ha-tinh-da-khong-co-bat-ky-mot-su-canh-bao-nao-a88874.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan