+Aa-
    Zalo

    "Sát thủ" trên bàn ăn, bạn vẫn cho vào miệng mà không biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ai có thể ngờ rằng đôi đũa, vật dụng quen thuộc với chúng ta hàng ngày, lại có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư gan cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.

    Ai có thể ngờ rằng đôi đũa, vật dụng quen thuộc với chúng ta hàng ngày, lại có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư gan cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.

    Đũa là vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người châu Á. Dùng đũa cũng được ví như một truyền thống, một nét đẹp văn hóa tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đang dùng đũa đều mắc lỗi dùng đũa quá hạn sử dụng.

    Nhiều gia đình hiện nay đang sử dụng những đôi đũa mua từ vài năm trước mà không biết rằng không nên sử dụng đũa quá nửa năm, nếu không sẽ dẫn tới các vấn đề sức khỏe.

    Đôi đũa - ổ bệnh ung thư ngay trong bếp

    Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đũa thường làm bằng tre, gỗ, lại thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, tích nước, đây là môi trường thuận lợi để sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư, các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Vì vậy nếu bảo quản không tốt, đũa sau khi sử dụng thời gian dài sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư là aflatoxin.

    Đũa gỗ mốc sản sinh ra nấm độc Aspergillus flagus gây ung thư ở người.

    Tổ chức Y tế Thế giới nhận định độc tố vi nấm aflatoxin là một chất gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với các tổ chức tế bào gan. Chỉ cần hấp thu quá 1mg aflatoxin, nguy cơ mắc ung thư gan sẽ ở mức cực kỳ cao. Với một người bình thường có cân nặng khoảng 70kg, nếu hấp thu quá 20mg aflatoxin có thể dẫn tới tử vong.

    Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan. Bởi nghiên cứu mới đây nhất của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) khẳng định loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng cực thấp. Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.

    Bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nhận định các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch.

    Chất độc trên đũa không thể rửa sạch

    Chất gây ung thư trên đũa nguy hiểm ở chỗ không thể loại bỏ bằng cách rửa sạch. Nhiều gia đình thường có thói quen dùng đũa gỗ trong nhiều năm, mốc thì rửa đi tráng qua nước nóng rồi dùng tiếp. Hoặc cũng có những gia đình mua đũa mới nhưng để lâu ngày bị mốc, vì tâm lý "tiếc của" nên đem ra rửa sạch, phơi khô rồi tiếp tục sử dụng. Cũng có không ít người cho rằng dùng nước sôi bình thường (100 độ C) là có thể loại bỏ được độc tố trên đũa. Tuy nhiên, các chất gây ung thư như aspergillus flavus hay aflatoxin đều có khả năng chịu nhiệt rất tốt và khó có thể tiêu trừ.

    Ví dụ tiêu biểu là vi nấm Aflatoxin có khả năng chịu nhiệt lên đến 280 độ C. Trong khi đó, kết quả của một khảo sát tại Trung Quốc đã cho thấy, cứ 20 người thì chỉ có 2 người có thói quen thay đũa 6 tháng/lần. Từ thực trạng trên, chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên luộc đũa nửa tiếng trong nước sôi mỗi tuần một lần, sau đó phơi thật khô mới tiếp tục sử dụng. Việc làm này có tác dụng tốt trong việc loại bỏ, hạn chế sự sinh sôi của độc tố, vi nấm.

    Do vậy, nếu phát hiện thấy một số dấu hiệu khác thường, người nội trợ nên thay đũa mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

    Cách phân biệt đũa nhiễm độc và sử dụng đũa an toàn

    Nên chọn mua những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên (tre, gỗ). Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đữa thoáng khí, bảo quản khô ráo.

    Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là lượng lưu huỳnh đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng. Dùng giấy khăn ướt lau chiếc đũa này, bạn sẽ thấy chiếc khăn có vệt màu hơi vàng. Cách duy nhất để là giảm lượng lưu huỳnh bám trên chiếc đũa đến mức có thể tạm dùng được là dùng nước rửa 3 lần.

    Đũa tre gỗ thường bị nấm mốc sau thời gian dài sử dụng và không rửa sạch được.

    Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, không còn dùng được nữa; Đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng. Hãy ngửi thử, nếu có vị chua rõ rệt, chứng tỏ đũa bị nhiễm bẩn, hãy bỏ ngay lập tức.

    Nhà sản xuất đũa gỗ muốn sản phẩm của mình trông thật hấp dẫn nên thường sơn lớp sơn trên bề mặt đũa. Nhưng việc làm đó sẽ khiến bề mặt đũa tồn dư nhiều kim loại nặng và những chất gây độc. Cho nên tốt nhất bạn nên chọn mua đũa tre hoặc đũa gỗ mà bạn biết rõ là an toàn.

    Đũa kim loại và đũa nhựa thì dễ dàng rửa sạch và không tồn tại vấn đề về nấm mốc. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về nguồn gốc chất lượng an toàn cũng như không nên dùng ăn đồ nóng.

    Hãy mang một hộp thìa đũa cá nhân bên mình để đối phó với các trường hợp ăn uống bên ngoài.

    Kinh nghiệm của nhiều người là tự mang theo hộp đựng đũa kim lại theo người để đối phó với các trường hợp phải ăn ở nhà hàng, quán ăn, nơi người ta phục vụ đũa dùng một lần hoặc đũa không hợp vệ sinh.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sat-thu-tren-ban-an-ban-van-cho-vao-mieng-ma-khong-biet-a192821.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan