+Aa-
    Zalo

    Sỏi gan có nguy hiểm không? Coi chừng phải mổ gan lấy sỏi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sỏi gan hay sỏi đường mật trong gan, nếu không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

    Sỏi gan hay sỏi đường mật trong gan, nếu không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn giảm thiểu được nhiều rủi ro và nâng cao sức khỏe gan mật.

    Bệnh sỏi gan là gì?

    Sỏi gan là những viên sỏi mật nằm ở đường dẫn mật nhỏ trong nhu mô gan hoặc trong ống gan. Sỏi đường mật trong gan thường là sỏi bilirubin (sỏi sắc tố), nguyên nhân sinh sỏi phần lớn do nhiễm trùng dịch mật (các vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin trong dịch mật, khiến chúng kết tụ tạo thành sỏi) hoặc ứ mật trong gan (ở người teo đường mật bẩm sinh, u đường mật trong gan)...

    Những người có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi gan bao gồm: người mắc bệnh thiếu máu huyết tán, bệnh hồng cầu hình liềm; người nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật.

    Sỏi gan gây tắc nghẽn, ứ trệ đường mật trong gan

    Ảnh hưởng của sỏi gan tới sức khỏe

    Sỏi gan ngay cả khi kích thước còn nhỏ đã có thể gây đau bụng, khó tiêu, viêm, sốt (dấu hiệu nhiễm khuẩn), buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ… Cơn đau thường ở vùng hạ sườn phải, khởi phát đột ngột và có xu hướng nặng hơn sau bữa ăn giàu chất béo. Khi có tắc mật, người bệnh còn có các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, ngứa da, phân bạc màu. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, chúng ta cần đặc biệt chú ý để điều trị kịp thời.

    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi gan

    Sỏi trong gan gây nên biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều so với sỏi mật ở các vị trí khác vì đường mật trong gan rất bé. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

    - Tổn thương gan: Khi có sỏi ở đường dẫn mật trong gan sẽ gây ứ trệ dịch mật, các độc tố không được thải ra ngoài sẽ quay lại đầu độc chính lá gan, khiến men gan cao, làm tăng nguy cơ dẫn tới viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

    - Viêm mủ đường mật: là biến chứng thường gặp nhất của sỏi gan, thường tái phát nhiều lần, gây xơ hóa và chít hẹp đường mật, áp xe gan, xơ gan mật thứ phát, có thể tử vong do nhiễm trùng huyết và suy gan.

    - Nhiễm trùng huyết: Là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi gan, gây sốt cao, rét run, choáng váng, tắc mật nặng và rối loạn huyết động, không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

    - Ung thư đường mật: Có khoảng 2.4 -10% người bệnh sỏi gan bị ung thư đường mật.

    Cách điều trị sỏi gan giúp phòng ngừa biến chứng

    Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, vị trí sỏi và triệu chứng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp: dùng thuốc hỗ trợ (nếu có viêm nhiễm),  tán sỏi nội soi, phẫu thuật lấy sỏi hoặc thậm chí cắt một phần gan nếu sỏi quá nhiều trong đường dẫn mật của gan.

    Sỏi gan rất hay tái phát, dễ gây xơ hóa và chít hẹp đường dẫn mật trong gan. Đây là khó khăn rất lớn mà người bệnh phải đối mặt trong quá trình điều trị. Vì vậy, bên cạnh chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

    Chế độ ăn uống tốt cho người bị sỏi gan

    Người bệnh sỏi gan nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

    Mặc dù không trực tiếp giúp bào mòn sỏi nhưng nếu áp dụng các lưu ý ăn uống dưới đây, nguy cơ sỏi gan biến chứng sẽ được hạn chế.

    - Giảm thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, chiên rán…

    - Tăng cường trái cây, rau củ để giảm đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy.

    - Ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn do giun sán.

    - Thể dục mỗi ngày (yoga, đi bộ, đạp xe) giúp tăng vận động đường mật, tránh ứ mật trong gan.

    Những thảo dược tốt cho bệnh sỏi gan 

    8 thảo dược giúp phòng ngừa biến chứng sỏi gan

    Trong dân gian lưu truyền nhiều cách kết hợp các thảo dược trong điều trị sỏi đường mật trong gan như Sài hồ, Hoàng bá (kháng viêm, kháng khuẩn); Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử, Uất kim (lợi mật, tăng cường chức năng gan); Chỉ xác (kích thích tiêu hóa); Kim tiền thảo (bài sỏi)... 8 dược thảo này giúp giảm các triệu chứng như đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi gây ra, đồng thời giúp hỗ trợ tống xuất và bào mòn sỏi dễ dàng hơn.

    Cô Phạm Thị Sinh (Thái Nguyên) đã phải trải qua những cơn đau quặn gan do sỏi suốt 9 năm ròng từ 2003 đến 2012. Viên sỏi 2,7cm nằm ở vị trí hiểm hóc nên không mổ lấy sỏi được. May mắn khi biết sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Kim Đởm Khang (*), cô Sinh kiên trì sử dụng, đi kiểm tra lại viên sỏi chỉ còn 1.6cm và đã rơi xuống ống gan. Sức khỏe của cô tốt lên nhiều, không còn đau tức bụng, ăn uống ngon miệng hơn.

    [presscloud]9309[/presscloud]

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM ĐỞM KHANG - Dùng cho người bị sỏi mật

    Với thành phần gồm 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm sử dụng thích hợp cho người:

    - Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

    - Viêm đường mật, viêm túi mật

    - Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.

    - Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

    Có thể bạn cần thêm:

    - Thông tin đầy đủ về sản phẩm Kim Đởm Khang TẠI ĐÂY.

    - Chia sẻ kinh nghiệm giảm đau, bài sỏi của người bị sỏi mật TẠI ĐÂY.

    Lan Anh

    0962 326 300 - 0963 022 986

    (*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/soi-gan-co-nguy-hiem-khong-coi-chung-phai-mo-gan-lay-soi-a272239.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan