+Aa-
    Zalo

    Sự thật gì khiến Vũ "nhôm" dám đặt cược mạng sống của vợ và 6 con?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Với tư cách công dân bị cáo có trách nhiệm trả lời các câu hỏi được đặt ra. Bị cáo đem tính mạng của mình, cùng vợ và 6 con ra đặt cược", bị cáo Vũ "nhôm" nói.

    "Với tư cách công dân bị cáo có trách nhiệm trả lời các câu hỏi được đặt ra. Bị cáo đem tính mạng của mình, cùng vợ và 6 con ra đặt cược", bị cáo Vũ "nhôm" nói.

    Chiều 30/11, phiên tòa xét xử Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DAB) và 24 đồng phạm tiếp tục với phần tham gia xét hỏi của các luật sư.

    Trả lời thẩm vấn của luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch bảo vệ cho mình, Vũ Nhôm "xin HĐXX ghi nhận tất cả nội dung" mà bị cáo gọi là sự thật. "Với tư cách công dân bị cáo có trách nhiệm trả lời các câu hỏi được đặt ra. Bị cáo đem tính mạng của mình, cùng vợ và 6 con ra đặt cược", bị cáo Vũ nói.

    Tiếp tục kêu oan, Vũ Nhôm phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của DAB. Ông Phan Văn Anh Vũ khẳng định số tiền này cùng 13,4 triệu USD là khoản vay cá nhân với ông Bình.

    "Trước đó mấy ngày bị cáo đã từ chối mua 60 triệu cổ phần. Bị cáo nói nhiều lần, là chỉ mua 40 triệu cổ phần thôi, công ty không còn tài sản. Anh Bình nói 'sẽ cho em vay bằng tiền cá nhân của anh'. Nên 9h30 ngày 17/1/2014 anh Bình gọi bị cáo bảo 'đã lo cho em 200 tỷ, chiều rảnh qua ký chuyển vào tài khoản'", Vũ khai.

    "Đến thời điểm bị bắt anh Bình chưa hề lên tiếng đòi bị cáo 200 tỷ đồng và 13,4 triệu USD. Nhưng bị cáo thừa nhận khoản nợ này, không cần anh Bình yêu cầu bị cáo cũng phải có trách nhiệm trả", Vũ Nhôm nói.

    Chủ tịch Công ty Bắc Nam cho biết, ngay khi phiên tòa này kết thúc, ông sẽ liên hệ gia đình để trả lại 13,4 triệu USD trong vòng 30 ngày.

    Vũ "nhôm" đưa tính mạng vợ, con ra đảm bảo lời khai - Ảnh: Dân trí

    Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch xét hỏi với bị cáo Trần Phương Bình. Luật sư hỏi Công ty Bắc Nam 79 (của Vũ “nhôm”) có được quyền mua số cổ phần chào bán của DAB không? Ông Bình khẳng định có.

    “Tại sao khi chào mời công ty của Vũ mua 60 triệu cổ phần ông lại không nói rõ sự thật tình trạng vốn DAB lúc đó?”, luật sư Trạch hỏi.

    Ông Bình trả lời lúc đó ngân quỹ âm, nợ xấu tăng cao nên ông Bình không thành thật về thực trạng DAB với Vũ “nhôm”. “Nếu nói thật tình trạng DAB thì không chỉ Công ty Bắc Nam 79 mà các công ty khác cũng không tham gia mua cổ phần của DAB”, cựu Tổng giám đốc DAB trình bày.

    Ông Bình xác nhận có gọi cho Vũ vào ngày 17/1/2014 với nội dung: “Anh đã lo số tiền 200 tỷ, mời em tới làm việc với ngân hàng cùng anh”.

    Luật sư tiếp tục hỏi khi cho Công ty Bắc Nam 79 vay 200 tỷ tại sao Bình lại không lập hợp đồng tín dụng hay giấy nào khác? Ông Bình trả lời bản chất đưa 200 tỷ để Vũ nộp vào tài khoản, ông chưa nghĩ đến việc này là cho Vũ vay mà trong đầu Bình chỉ nghĩ thu khống giống tiền nộp mua cổ phiếu.

    “Vì không nghĩ cho Vũ vay nên không đặt ra việc phải có giấy tờ hay hợp đồng vay vốn. Bị cáo không nghĩ mình cho Vũ vay”, ông Bình nhấn nói. “Cho vay phải nghĩ đến tiền lãi hoặc thời gian hoàn trả. Bị cáo không nghĩ cho vay, nên không đúng thủ tục”, ông Bình nhấn mạnh thêm.

    Khi mời công ty của Vũ, ông Bình thấy rằng công ty này và Vũ đồng ý mua cổ phần (thể hiện qua việc Vũ nộp hồ sơ vay 600 tỷ đồng). Nhưng vì thủ tục định giá DAB chỉ xác định giá trị của 220 lô đất hơn 600 tỷ nên chỉ cho vay 400 tỷ, thiếu hụt 200 tỷ. Ông Bình nghĩ nếu công ty của Vũ trở thành cổ đông lớn góp vốn 600 tỷ thì khả năng huy động vốn còn lại có thể thực hiện được.

    Vì những điều này mà ông Bình khẳng định lại việc Vũ tới DAB gặp mình vào ngày 17/1/2014 là chỉ nghe Bình nói sơ nội dung chứ không trao đổi cụ thể. Khi Vũ đến, bản thân Vũ không biết việc lo tiền của Bình như thế nào.

    Ngày 3/12, tòa tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo.

    Theo cáo trạng, năm 2013, Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng để thu hút vốn đầu tư, mong muốn doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ đầu tư vào DongA Bank để có tiền xử lý khó khăn tại DongA Bank và để nâng cao thương hiệu, vị thế của DongA Bank.

    Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ bàn bạc và thống nhất Vũ mua 60 triệu cổ phần DongA Bank với giá 600 tỉ đồng khi DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng vào năm 2014, mục đích để Phan Văn Anh Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DongA Bank.

    Nguồn tiền mua cổ phần DongA Bank gồm 400 tỉ Vũ thế chấp 220 lô đất tại TP.Đà Nẵng vay của DongA Bank. 200 tỉ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DongA Bank xuất quỹ cho Vũ và Vũ ký khống chứng từ nộp 200 tỉ vào DongA Bank.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-that-gi-khien-vu-nhom-dam-dat-cuoc-mang-song-cua-vo-va-6-con-a253344.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan