+Aa-
    Zalo

    Tác động của cuộc tập trận hải quân Nga-Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Về cuộc tập trận “Hợp tác hải quân” 2014 bắt đầu vào ngày 20/5, Sina Military Network cho rằng cuộc tập trận Nga-Trung này tác động đến an ninh khu vực.

    (ĐSPL) - Về cuộc tập trận “Hợp tác hải quân” 2014 bắt đầu vào ngày 20/5, Sina Military Network cho rằng cuộc tập trận Nga-Trung này tác động đến an ninh khu vực.
    Mạng Sina Military Network viết đầu tiên đây là cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất giữa Trung Quốc và Nga kể từ năm 2005. Tổng cộng có 14 tàu chiến, 2 tàu ngầm, 9 máy bay quân sự , 6 máy bay trực thăng và hai phân đội đặc nhiệm  đã được huy động cho cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển Hoàng Hải. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã gửi gần như tất cả các tàu chiến tiên tiến nhất tham gia cuộc tập trận này.
    Tác động của cuộc tập trận hải quân Nga-Trung Quốc

    Nga tung "sát thủ tàu sân bay" tuần dương hạm tên lửa Varyag tham gia tập trận "Hợp tác hải quân" Nga-Trung 2014.

    Trong số  các tàu chiến của Nga tham gia tập trận có tàu tuần dương tên lửa Varyag mạnh nhất của Hạm đội Thái Bình Dương. Tàu tuần dương này mang theo 16 tên lửa chống hạm SS-N-12, có tầm bắn 500 km và có thể mang  đầu đạn hạt nhân. Theo Sina Military Network, đây là loại vũ khí hoàn hảo để chống lại tàu sân bay Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
    Trong khi đó Trung Quốc đã cử tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu, một tàu khu trụcType 052C tiên tiến nhất của Hạm đội Đông Hải tham gia cuộc tập trận “Hợp tác Hải quân” 2014. Tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu được trang bị 48 tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9, được thiết kế chế tạo dựa theo loại tên lửa đánh chặn S-300 của Nga. Tàu khu trục tên lửa này cũng có thể tấn công tàu của đối phương hoặc các mục tiêu trên mặt đất bằng tên lửa C-805 và YJ-62.
    Cuộc tập trận chung “Hợp tác hải quân” 2014 còn có các hạng mục phòng không, chống tàu ngầm và cứu trợ nhân đạo. Các máy bay chiến đấu Su-30 và máy bay ném bom JH-7 của Hải quân Trung Quốc cũng đã được triển khai để yểm trợ trên không.
    Lần đầu tiên, máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc  tham gia cuộc tập trận hải quân chung này. Đây là loại máy bay được thiết kế dành cho không chiến thay vì tấn công tàu đối phương. Sina Military Network viết cuộc tập trận “Hợp tác hàng hải” năm 2014 đã mang lại cho phía Trung Quốc nhiều kinh nghiệm quý báu về việc kiểm soát không phận, sự phối hợp giữa các tàu chiến, các lực lượng đặc biệt để thực hành kỹ năng tái chiếm các tàu thương mại bị hải tặc khống chế.
    Mạng tin Sina Military Network cho rằng cuộc tập trận hải quân chung lần này gửi một thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế - đặc biệt là Mỹ - về việc Trung Quốc và Nga đang hợp tác chặt chẽ với nhau ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tac-dong-cua-cuoc-tap-tran-hai-quan-nga-trung-quoc-a33768.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan