+Aa-
    Zalo

    Tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng đến thai nhi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường xuyên có tâm trạng không tốt, căng thẳng kéo dài, suy nghĩ tiêu cực

    Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường xuyên có tâm trạng không tốt, căng thẳng kéo dài, suy nghĩ tiêu cực và khóc nhiều... không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn tác động không nhỏ tới tính cách và tinh thần của trẻ sau này.

    Vậy nên, để hiểu rõ về vấn đề tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Mời chị em cùng tham khảo sự tư vấn đến từ các chuyên gia ở bài viết dưới đây.

    Tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

    Theo các bác sỹ chuyên khoa Phạm Minh Trang từ Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, khi mang thai mẹ bầu duy trì tâm lý thoải mái, chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ... thì bé yêu sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và vui tươi. Ngược lại, nếu tâm trạng mẹ bầu không ổn định, thường tủi thân, khóc thầm, suy nghĩ nặng nề về một vấn đề nào đó, sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển tâm lý và hệ thần kinh của trẻ.

    Dưới đây là những ảnh hưởng đến thai nhi nếu như tâm trạng của mẹ thường xuyên không ổn định:

    - Gây sinh sớm và trẻ nhẹ cân:

    • Căng thẳng làm tăng sản xuất hormone giải phóng corticotropin (CRH). Ở phụ nữ mang thai, CRH ảnh hưởng đến thời gian mang thai và sự trưởng thành của thai nhi.
    • Mức CRH càng cao, thời gian sinh càng sớm. Đặc biệt, việc sinh non bị kích thích bởi sự gia tăng sớm của CRH, được chứng minh gây ra bởi căng thẳng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.

    - Trẻ có nguy cơ tăng động cao:

    • Cơ thể liên tiếp sản sinh ra, hai loại hormone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động là cortisol và dolpamine.
    • Vì vậy, theo các chuyên gia hai loại hormone này có thể lây qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.

    - Ảnh hưởng đến chỉ số IQ và phát triển trí não:

    • Căng thẳng ở người mẹ làm cản trở sự kết nối giữa não bộ và hệ thống chức năng thần kinh, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả hơn.
    • Tiểu não, trung tâm đối phó với căng thẳng là một trong những bộ phận hình thành đầu tiên, khiến thai nhi nhạy cảm với căng thẳng từ rất sớm.

    - Ảnh hưởng tính cách trẻ:

    • Những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, mẹ bầu lạnh lùng thì tính cách bé cũng lãnh đạm hơn…

    - Gây ra các vấn đề về giấc ngủ:

    • Những đứa trẻ có mẹ bị stress khi mang thai gặp vấn đề về giấc ngủ lúc 18 và 30 tháng.
    • Điều này xảy ra do cortisol truyền qua nhau thai, ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm ổn định nhịp sinh học của em bé.

    - Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ:

    • Có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói.
    • Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.

     - Ảnh hưởng sức khỏe tổng thể:

    • Nhiều nghiên cứu phát hiện nguy cơ nhiễm trùng sớm và rối loạn tâm thần ở trẻ em bị căng thẳng trong bụng mẹ cao hơn.
    • Những vấn đề khác có thể xảy ra liên quan đến mắt, tai, tiêu hóa, hô hấp, da, cơ xương khớp, tuần hoàn và bệnh về cơ quan sinh dục. Nó góp phần phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sau này.

    Như vậy, để các mẹ bầu thấy được những lo lắng, bất an thường xuyên gặp phải trong giai đoạn thai kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con. Vậy nên, chị em cần đặc biệt lưu ý.

    Cần làm gì để không ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu?

    Dù biết rằng, ở mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, thì những vấn đề về tâm lý có sự thay đổi là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được vấn đề tâm lý của chính mình, bằng nhiều cách sau:

    - Hãy chia sẽ thẳng thắn với người thân: Nếu đang gặp vấn đề bất ổn, những khúc mắc trong cuộc sống, bạn có thể thẳng thắn tâm sự với chồng, bố mẹ, những người thân mà bạn tin tưởng.

    - Tự tạo niềm vui cho bản thân: Thay vì lo lắng, tự tạo áp lực cho mình thì bạn có thể lên kế hoạch hẹn hè, cà phê, xem phim với bạn bè.

    - Ngoài ra, mẹ cũng chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya để giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái nhất.

    Bằng những cách này, chị em sẽ giảm bớt lo nghĩ về những muộn phiền của cuộc sống và giúp tinh thần dần ổn định hơn.

    Chị em thân mến, dù biết rằng bản thân mỗi người đều có sự lựa chọn và hoàn cảnh sống khác nhau. Tuy nhiên, nếu đang lo lắng về những áp lực trong giai đoạn thai kỳ, bạn hãy vì tương lai của đứa bé tìm cách khắc phục hoặc có thể tìm đến sự tư vấn của bác sỹ nếu nhận thấy tình trạng ngày một tiêu cực hơn.

    Hãy chat ngay tại đây, hoặc gọi đến Hotline:03.59.56.52.52 – Website: bacsychuyenkhoa.vn để có được lời khuyên, sự động viên hữu ích nhất. Chúc bạn và em bé một sức khỏe ổn định và tốt nhất.

    Trang Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-trang-cua-me-co-anh-huong-den-thai-nhi-a269221.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan