+Aa-
    Zalo

    Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG): Lãi ròng sụt giảm và khoản đầu tư 1.163 tỷ đồng vào chứng khoán

    (ĐS&PL) - Năm 2022, giá bán mủ cao su giảm sâu khiến doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giảm theo. Từ đó, lợi nhuận sau thuế của VRG cũng giảm 583 tỷ đồng, tương đương 11% so với năm 2021.

    Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) vừa công bố Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 với kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 4.753 tỷ đồng, trong khi con số này được ghi nhận 5.340 tỷ đồng vào năm 2021.

    VRG cho biết nguyên nhân của việc suy giảm lợi nhuận là do tình hình kinh tế chung biến động theo chiều hướng khó khăn làm giá bán các mặt hàng chủ yếu giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá cả nhiều mặt hàng đầu vào tăng mạnh so với cùng kỳ làm lợi nhuận gộp giảm đáng kể. Ngoài ra, các đơn vị trích lập dự phòng do suy giảm giá trị đầu tư sang Lào bởi giá trị của đồng Kip Lào giảm trong kỳ lập báo cáo.

    Cụ thể, doanh thu thuần ghi nhận trong năm là 25.425 tỷ đồng (giảm 764 tỷ đồng), giá vốn hàng bán lại tăng thêm 469 tỷ đồng, ghi nhận ở mức 19.083 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp của VRG giảm 16,2% so với năm 2021, chỉ đạt 6.342 tỷ đồng.

    tap doan cong nghiep cao su viet nam vrg lai rong sut giam va khoan dau tu 1 163 ty dong vao chung khoan

    Trong năm 2022, phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết cũng giảm xuống 204 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đồng loạt tăng, lần lượt ở mức 591 tỷ đồng và 1.762 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, mảng hoạt động tài chính tăng trưởng khi mang về 885 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2021. Thu nhập khác cũng tăng đáng kể lên 1.793 tỷ đồng (tương đương tăng 71,7%). Chi phí tài chính cũng giảm chỉ còn 696 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, mảng hoạt động tài chính tăng không đủ bù đắp cho sụt giảm trong hoạt động bán hàng nên tổng lợi nhuận trước thuế của VRG vẫn thấp hơn năm 2021, đạt 5.701 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí thuế thu nhập, Tập đoàn Cao su Việt Nam thu về 4.753 tỷ đồng lãi ròng (giảm 11%).

    Lường trước khó khăn do biến động giá cả thị trường, cuối tháng 12/2022, HĐQT VRG đã điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận trước thuế về 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 3.880 tỷ. Như vậy, VRG đã hoàn thành vượt chỉ tiêu lần lượt là 116,3% kế hoạch lãi trước thuế và và 122,5% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

    Về tài sản, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của VRG giảm nhẹ xuống 78.377 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn chiếm 70% (tương đương 54.981 tỷ đồng), chủ yếu là các tài sản cố định. Hàng tồn kho tăng 19,3% lên 4.216 tỷ đồng và được VRG trích lập 100 tỷ đồng.

    Nợ phải trả vào thời điểm cuối năm 2022 gần 24.911 tỷ đồng (giảm 8%), tỷ lệ gần như chia đều cho nợ ngắn hạn (10.368 tỷ đồng) và nợ dài hạn (14.542 tỷ đồng). Vay và nợ thuê tài chính giảm mạnh còn 7.412 tỷ đồng (giảm 17,6%). Trong đó chủ yếu là các khoản đi vay dài hạn.

    Tổng nguồn vốn của VRG giảm còn 78.377 tỷ đồng. Với việc nợ phải trả giảm và vốn chủ sở hữu tăng lên 53.466 tỷ đồng, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở năm 2022 được kéo giảm xuống còn 46,5%.

    Về dòng tiền kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh xuống 1.342 tỷ đồng (giảm 65,7%). Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính vẫn là con số âm, lần lượt là âm 538 tỷ đồng và âm 1.711 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm còn 4.371 tỷ đồng.

    Cũng theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, VRG ghi nhận khoản đầu tư chứng khoán 1.163 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MB Land) và Công ty Cổ phần Công nghiệp mới Kim Tự Tháp (OTC).

    tap doan cong nghiep cao su viet nam vrg lai rong sut giam va khoan dau tu 1 163 ty dong vao chung khoan

    Khoản đầu tư “khủng” vào chứng khoán của VRG.

    Nợ xấu của VRG tại ngày 31/12/2022 giảm nhẹ so với đầu năm, ở mức 1.020 tỷ đồng, bao gồm các khoản nợ của cá nhân và tổ chức. Giá trị có thể thu hồi chiếm 36% (tương đương 367 tỷ đồng).

    Trong đó, 3 cá nhân có khoản nợ xấu là Phạm Duy Khương, ông Đỗ Minh Tiến và Phạm Duy Mai. Còn lại là khoản nợ từ các công ty: CTCP Chứng khoán Delta, Làng Biệt thự Du lịch sinh thái Quận 9, CTCP Đầu tư Xây dựng Cao su, Công ty Đầu tư và Phát triển Đông Bắc, CTCP Chứng khoán Cao su, CTCP CB và XNK Thủy sản Đồng Tháp, CT TNHH SXTMDV Hữu Nghị...

    Được biết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiền thân là Tổng Công ty Cao su Việt Nam được thành lập năm 1995. Sau nhiều lần chuyển đổi, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ năm 2018.

    Tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực: Trồng, khai thác, chế biến cao su; Chế biến gỗ; Đầu tư phát triển hạ tầng KCN, khu dân cư trên đất cao su; Sản phẩm công nghiệp cao su; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cùng các lĩnh vực khác.

    Theo Báo cáo tình hình quản trị năm 2022, ông Trần Công Kha là Chủ tịch HĐQT VRG, vị trí Tổng giám đốc do ông Lê Thanh Hưng nắm giữ.

    Vân Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tap-doan-cong-nghiep-cao-su-viet-nam-vrg-lai-rong-sut-giam-va-khoan-dau-tu-1-163-ty-dong-vao-chung-khoan-a572667.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan