+Aa-
    Zalo

    Thâm ý của Đức khi tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi Thủ tướng Đức Merkel tặng Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc trong chuyến thăm của ông tới Berlin, có thể bà không biết hậu quả của việc làm này.

    (ĐSPL) - Khi Thủ tướng Đức Merkel tặng Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc trong chuyến thăm của ông tới Berlin, bà có thể không biết hậu quả của việc làm này.
    Tuần trước, tại Berlin, bà Merkel đã tặng cho vị khách quí là Chủ tịch Tập Cận Bình một tấm bản đồ Trung Quốc năm 1735 do một người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d' Anville (1697-1782) vẽ. Tấm bản đồ này dựa trên thông tin của các nhà truyền giáo. Nó rất nổi tiếng và được tái in ấn trong nhiều thập kỷ sau đó.
    Thâm ý của Đức khi tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa

    Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel giới thiệu với Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

    Liệu đây có phải là một món quà hoàn hảo dành cho một nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Berlin? Cư dân mạng Trung Quốc lại xôn xao vì món quà đặc biệt này và đặt câu hỏi: Tại sao bà Merkel lại chọn món quà đặc biệt đó? Thông điệp ẩn giấu đằng sau tấm bản đồ này là gì?
    Theo Time.com, đối với  sinh viên lịch sử Trung Quốc, đây là thời kỳ cực thịnh của triều đại nhà Thanh, đặc biệt là năm Hoàng đế Càn Long lên trị vì. Vua Càn Long đã mở rộng lãnh thổ bằng quân sự về phía tây và phía bắc. Nhưng cái chết của ông vào năm 1799 gắn liền với thời kỳ suy thoái sau đó.
    Và phải  kể đến những đường biên giới. Tấm bản đồ do Jean-Baptiste Bourguignon d' Anville vẽ năm 1735 cho thấy lãnh thổ Trung Quốc khi đó không bao gồm các khu vực như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông.... Đảo Hải Nam được vẽ bằng một màu khác, giống như Đài Loan. Tấm bản đồ này hoàn toàn mâu thuẫn với lịch sử được giảng dạy ở Trung Quốc.
    Sinh viên Trung Quốc được học rằng các khu vực nói trên  là những bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc...rất, rất lâu đời.
    Thâm ý của Đức khi tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa

     Thủ tướng Đức Angela Merkel có ý gì khi giới thiệu tấm bản đồ cố TQ này?

    Một cư dân mạng mô tả việc bà Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng bản đồ là có thâm ý. Cư dân này viết: "Chúng ta luôn luôn nói rằng các khu vực nói trên (Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và Đài Loan) là một phần không thể tách rời của Trung Quốc cổ đại, nhưng bà Merkel nói với chúng ta rằng thậm chí  trong thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc".
    Vấn đề  đã trở nên phức tạp, khi ít nhất có 2 phiên bản khác nhau của tấm bản đồ được lưu hành trên mạng. Có tin nói, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đã công bố một phiên bản hoàn toàn khác của tấm bản đồ và dẫn đến một loạt những lời đồn đoán.
    Nói tóm lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể dụng ý tốt khi tặng Chủ tịch Tập Cận Bình một món đồ cổ có liên quan đến lịch sử nước ông. Thế nhưng khốn nỗi, các tấm bản đồ luôn có nghĩa khác nhau đối với những con người khác nhau. Và món đồ cổ này xem ra không phải là một món quà quí giá dành cho một vị khách quí là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tham-y-cua-duc-khi-tang-tq-ban-do-khong-co-hoang-sa-a28122.html
    Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa

    Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa

    Bộ sưu tập bản đồ của anh Trần Thắng là một trong những tư liệu lịch sử - pháp lý có giá trị, góp phần vào việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các tư liệu này đã được UBND huyện Hoàng Sa tổ chức triển lãm vào ngày 20/1/2013 để giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân tìm hiểu.rn

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa

    Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa

    Bộ sưu tập bản đồ của anh Trần Thắng là một trong những tư liệu lịch sử - pháp lý có giá trị, góp phần vào việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các tư liệu này đã được UBND huyện Hoàng Sa tổ chức triển lãm vào ngày 20/1/2013 để giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân tìm hiểu.rn