+Aa-
    Zalo

    Thế giới xôn xao những trường hợp phát hiện sinh vật giống hệt con rồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Rồng vốn là động vật chỉ có trong truyền thuyết. Tuy nhiên, một số hình ảnh về những sinh vật có hình dáng giống con rồng được tìm thấy khiến cả thế giới xôn xao.

    (ĐSPL)- Rồng vốn là động vật chỉ có trong truyền thuyết. Tuy nhiên, một số hình ảnh về những sinh vật có hình dáng giống con rồng được tìm thấy đã khiến cả thế giới xôn xao.

    Phát hiện sinh vật hệt rồng

    Tin từ Buzzh cho biết, năm 1934 có một giai thoại về rồng. Sau khi mưa lớn, dân làng Dinh Khẩu tìm thấy thi thể một con vật y hệt con rồng. Con vật có đầu, sừng dài và hai chiếc râu. Truyền thuyết kể lại, một người nông dân phát hiện ra con rồng này trên bờ sông khi nó đang thoi thóp. Ông ta lập tức đánh nó bất tỉnh và cho vào bao tải.

    Mẫu vật rồng ở Trung Quốc.

    Theo nhiều nguồn tin cho biết, nó đã được vận chuyển từ Trung Quốc sang Nhật Bản và hiện mẫu vật được trưng bày tại Osaka Zuiryuji.

    Hình ảnh của một loài sinh vật kỳ lạ giống con rồng từng gây xôn xao mạng xã hội Weibo. Nó có phần thân dài, giống cá, nhưng cái đầu có hai chiếc sừng khá giống một con rồng.

    Hình ảnh con vật này nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cư dân mạng xôn xao phán đoán xem nó là cá hay là rồng. Cuối cùng, sinh vật này được gọi là loài “cá rồng” đặc biệt. Những chuyên gia về thủy sản cũng nói rằng, họ chưa từng nhìn thấy loài vật này bao giờ.

    Hình ảnh con vật được cho là giống rồng gây xôn xao dư luận.

    Sau khi áp lực dư luận quá lớn, người đăng tải hình ảnh này lên tiếng cho biết, sự thật thì đây là một con cá bống trên núi và được can thiệp bởi photoshop. Anh ta chỉ ra rằng, phần đầu và thân nhìn rõ có thể thấy nó khá cứng vì được cắt ghép. Vây và đuôi cá đã bị che khuất.

    Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử

    Mặc dù có hình ảnh được xác định là giả mạo nhưng con người từ xưa đến nay có nhiều tài liệu lịch sử, mẫu vật chứng minh sự tồn tại của loại động vật chỉ có trong truyền thuyết này.

    Con vật được tìm thấy ở hồ Morar có hình dáng giống rồng.

    Sinh vật đầu tiên và được nhắc đến nhiều trong văn hóa nhân loại

    Cuốn sử thi lâu đời nhất Trái đất Gilgamesh, được viết vào năm 2.000 TCN tại Lưỡng Hà đã miêu tả lại sinh vật Humbaba có hình dạng đặc biệt. Nó có chiếc bờm sư tử, mặt rắn, sừng khắp thân, chân có móng vuốt của kền kền, trên đầu có sừng của bò, miệng có thể phun lửa và nước.

    Ngay cả trong Kinh Thánh cũng mô tả về sinh vật huyền ảo này và Daniel được ghi nhận là người giết "rồng" đầu tiên. Sau khi thấy người Babylon thờ phụng một loài bò sát khổng lồ có cánh, biết phun lửa và bay, Daniel đã chứng minh, con vật to lớn, hình dáng quái dị này chỉ gây đảo lộn, sát hại mạng sống con người mà thôi.

    Dù có ra sức chứng minh nhưng nhiều người không tin. Bởi vậy mà Daniel đã lên kế hoạch giết nó bằng cách cho nó ăn nhiều chất béo, tóc, các vật dễ cháy rồi làm cho con vật nổ tung.

    Truyền thuyết được biết đến nhiều ở châu Âu là về St. George - người vô tình đến một thị trấn lạ và bị đe dọa bởi con rồng to lớn, đáng sợ. Ở đây, ông đã cứu sống một thiếu nữ, bảo vệ bản thân bằng cây Thánh giá và cuối cùng giết chết con quái thú.

    Những cư dân của thị trấn yêu mến lòng dũng cảm và đức tin của St. George, ngay lập tức đã đồng lòng đi theo Thiên chúa giáo. Một câu chuyện tương tự về St. Columba, người vào năm 565 đã tiêu diệt một con quái vật khổng lồ dưới nước. Điều thú vị cả 2 đều là những hiệp sĩ có thật trong lịch sử.

    Vào thời  Trung cổ, thuyền của người Viking cũng luôn đặt một khúc gỗ chạm khắc đầu rồng phía trước. Họ tin rằng, sẽ giúp ngụy trang trước những con rồng của biển cả. Lúc bấy giờ, đa phần dân Viking vô thần, hoặc theo tôn giáo Bắc Âu, đề cao sự dũng cảm, khoa học và chắc hẳn phải có lý do họ mới tin vào sự tồn tại của rồng biển.

    Trí tưởng tượng hay loài vật có thật?

    Không chỉ tồn tại trong văn bản mang đậm chất tôn giáo, ở nhiều tài liệu khoa học và lịch sử cũng ghi nhận không ít lần con người gặp gỡ loài rồng. Trong sách sử của đế chế Macedonia có ghi lại câu chuyện của Alexander Đại đế khi xâm lược Ấn Độ, ông đã kể với quân lính một chuyện kỳ lạ. Đó là ông nhìn thấy một con thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, nó vô cùng hung dữ và nguy hiểm.

    Trong cuốn sách kể về chuyến du hành tại Trung Quốc của mình, Marco Polo có kể lại một chuyện kỳ bí. Trong một lần phiêu lưu ở tỉnh Karajan, ông bắt gặp con rắn khổng lồ có 2 chân ngắn ở phía trước, mỗi chân đều có ba móng vuốt.

    Nó có chiếc miệng rộng, hàm răng sắc nhọn đủ để nuốt một người đàn ông, tính tình vô cùng hung dữ... Với vẻ ngoài này, nó đủ khiến bất kỳ loài động vật nào cũng phải e dè trước chúng. Sách còn kể về việc nhiều thanh niên trong vùng tập trung thành từng nhóm để săn bắt loài này, vì họ cho rằng, máu của chúng là thứ rất bổ.

    Aldrovandi người được xem là cha đẻ của khoa học tự nhiên hiện đại cũng ghi chép nhiều thông tin về loài sinh vật ông cho là rồng. Là một nhà khoa học, ông đã đi nhiều nơi, thu thập tư liệu về hàng ngàn loài động, thực vật và tạo ra bảo tàng lịch sử tự nhiên đầu tiên.

    Trong chuyến thực địa tại vùng ngoại ô thành phố Bologna ngày 13/5/1572, Aldrovandi đã nhìn thấy một sinh vật dài hơn 1m, rít lên như con rắn. Theo mô tả, sinh vật này có đầu thú, 2 chân nhỏ phía trước, phần thân phình to với nhiều vẩy sừng, cùng 1 đôi cánh ở lưng.

    Con vật kỳ lạ bị những người nông dân đập chết và phanh thây trước sự chứng kiến của Aldrovandi. Ngay lập tức, ông đã vẽ lại hình dáng của sinh vật này, ông cho rằng, rất có thể đây là một con rồng nhỏ tuổi nên cơ thể chưa phát triển một cách đầy đủ.

    Trong thư viện của vua Henry VIII cũng có nhiều sách, tranh ảnh nói về loài rồng. Trong đó, nhiều cuốn sách ghi lại rằng: “Loài vật đặc biệt này lớn hơn tất cả những con rắn khác hay tất cả các sinh vật sống trên Trái đất. Sinh vật này thường ở trong các hang động, nó có mào, một cái miệng nhỏ hẹp và thường phả hơi nóng. Sức mạnh của nó không nằm trong hàm răng mà ở chiếc đuôi to lớn.

    Một số con rồng mang độc trong người nhưng chúng ít khi sử dụng đến nó. Tất cả loài rồng đều sinh ra ở Ethiopia và Ấn Độ - nơi có nhiệt độ nóng quanh năm. Từ nơi đây, chúng sẽ chu du khắp nơi trên thế giới nhờ đôi cánh của mình”. Nhiều người đương thời còn cho rằng, vua Henry đã nuôi dưỡng 1 con rồng dưới hầm trong lâu đài của mình.

    Sử gia nổi tiếng trong thế kỷ XVII - Christopher Schorerum đã viết lại một trải nghiệm khó tin trong cuốn tự truyện của mình như sau: "Vào một đêm ấm áp năm 1619, tôi thấy một khối sáng rực xuất hiện trên bầu trời. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng nó là một thiên thạch nhưng nhìn kĩ lại, nó là một con vật to lớn với chiếc cổ và đuôi dài, phần đầu giống một con bò sát và hàm lớn dữ dội. Khi nó bay, nó giống như đang phân tán tia lửa ra khắp nơi...”.

    Ngày 26/4/1890, nhiều tờ báo ở Arizona đồng loạt đưa tin, các cao bồi đã nhìn thấy một con rồng xuất hiện trên bầu trời. Những nhân chứng mô tả, sải cánh của nó là tới hàng chục mét, cơ thể lớn tới 27m, có đầu giống con thằn lằn với cái mỏ dài đáng sợ. Mô tả này hoàn toàn trùng khớp với loài khủng long Quetzalcoatlus, một hóa thạch được tìm thấy ở Texas ít năm sau đó.

    Tiến sĩ Donald Stewart - nhà nghiên cứu sinh vật học khi làm việc tại hồ Morar ở Scotland mô tả một sinh vật giống như rồng, có bướu trên lưng, dài khoảng 6m.

    Vào tháng 8/1969, trong lần ra câu cá ở hồ Morar, hai người đàn ông Duncan McDonnell và Bill Simpson phát hiện thấy một con quái vật dài gần 8m khi nó đâm vào xuồng máy của họ. Nó có lớp da dày, màu nâu sậm với 3 cái bướu màu đen trên lưng, chiếc đầu giống rắn, sau đó nó biến mất thật nhanh vì bị một người đánh bằng mái chèo và người kia nổ súng.

    Với sự phổ biến trong văn hóa cùng những ghi nhận rõ ràng trên lịch sử, chúng ta vẫn có thể hy vọng loài bò sát khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến mang tên "rồng" là có thật. Chúng thực sự là một bí ẩn vĩ đại và đang đợi chờ để một ngày được chúng ta khám phá.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]pDrClqJClY[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/the-gioi-xon-xao-nhung-truong-hop-phat-hien-sinh-vat-giong-het-con-rong-a103423.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.