+Aa-
    Zalo

    Thiếu Lâm Tự: Uy danh thiên niên kỷ đang dần bị phai mờ bởi đồng tiền

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thiếu Lâm Tự là một trong những khu di tích văn hóa lâu đời trong lịch sử Trung Hoa, tuy nhiên danh tiếng ngàn năm của ngôi chùa này đang dần bị phai mờ bởi đồng tiền

    Thiếu Lâm Tự là một trong những khu di tích văn hóa lâu đời trong lịch sử Trung Hoa, tuy nhiên danh tiếng ngàn năm của ngôi chùa này đang dần bị phai mờ bởi đồng tiền.

    Thiếu Lâm Tự

    Địa điểm hành hương linh thiêng, biểu tượng Trung Quốc

    Thiếu Lâm Tự nằm giữa khung cảnh tuyệt đẹp trên núi Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, phía Bắc Trung Quốc. Ngôi chùa thiên niên kỷ này là một trong những biểu tượng của người dân Trung Quốc.

    Đặc biệt vào năm 1982, bộ phim "Thiếu Lâm Tự" với sự tham gia của Lý Liền Kiệt đã đưa tên tuổi Thiếu Lâm vang danh khắp thế giới. Thiếu Lâm Tự cũng trở thành niềm tự hào võ thuật của Phật môn Trung Quốc.

    Do đó, Thiếu Lâm Tự luôn mang đến cho mọi người cảm giác trang nghiêm, khí phái, là một nơi hành hương linh thiêng.

    Thiếu Lâm Tung Sơn Khí Phái

    Tháp Lâm viên

    Bên trong Tàng Kinh Các, nơi tương truyền lưu giữ tất cả tinh hoa võ học Trung Nguyên.

    Sức ảnh hưởng của Thiếu Lâm Tự lớn đến mức nhiều người trên thế giới còn cho rằng các tăng nhân trong Tự đều giỏi kung-fu.

    Thiết Đầu Công, tuyệt học võ công hiếm thấy trên thế giới.

    Nhiều tiểu sư đồng trong Tự tích cực rèn luyện để nuôi ước mơ trở thành Đại tông sư.

    Địa điểm sinh lời từ những dịch vụ

    Công chúng luôn có ấn tượng tốt đẹp về Thiếu Lâm Tự. Tuy nhiên, theo những khách du lịch đến thăm chùa trong những năm gần đây, Thiếu Lâm tự hiện tại hoàn toàn đã trở thành một "cỗ máy kiếm tiền".

    Kể từ khi trở thành Phương trượng Thiếu Lâm Tự, đại sư Thích Vĩnh Tín gần như đã tạo ra một cuộc "cách mạng" kinh tế tại đây.

    Thiếu Lâm Tự giờ đây đã trở thành công cụ kinh doanh chứ không còn là nơi đất Phật thanh tịnh.

    Phương trượng Thích Vĩnh Tín kêu gọi chính quyền địa phương đầu tư tu sửa, biến khu di tích hàng ngàn năm tuổi thành một nơi nghiên cứu và truyền bá Phật học, tổ chức các hoạt động tôn giáo, đẩy mạnh khai thác các giá trị văn hóa tâm linh để phát triển du lịch.

    Trước cổng Thiếu Lâm Tự ngày nay, dòng chữ "quầy bán vé" xuất hiện ngay trước ngôi chùa. Giá cho một chiếc vé vào tham quan Thiếu Lâm Tự là 100 NDT (khoảng 330.000 đồng), nhưng đây chỉ được coi là phí qua cửa.

    Những "cây nhang" cũng trở thành công cụ kinh doanh của nhà chùa.

    Quy định của Thiếu Lâm Tự không cho phép khách tham quan mang hương nhang từ ngoài vào, vì họ cho rằng hương nhang ở bên ngoài không sạch, gây ô nhiễm môi trường trong chùa. Muốn hành hương, du khách buộc phải mua những "cây nhang" được bán trong chùa với giá lên đến hàng triệu hay thậm chí là cả trăm triệu đồng tùy từng loại.

    Để kích cầu cho việc này, trong chùa thường có các tăng nhân biểu diễn hát Song Hoàng (một dạng hát bè), thổi phồng chuyện loại hương nhang 10 vạn NDT (khoảng 330 triệu đồng) là Pháp sư khai minh, chỉ có Hoàng thân Quốc thích mới có thể châm thắp. Từ đó mà có thể lừa thêm được "nhang phí" của những du khách nhiều tiền.

    Suất ăn chay trong chúa rẻ nhất cũng lên đến 160.000 đồng, nhưng chỉ có 1 bắp ngô và 1 bát cháo trắng.

    Buổi trưa nếu khách du lịch đói cũng chỉ có thể ăn uống trong chùa, nếu ra ngoài ăn trưa thì khi quay lại sẽ phải mua vé một lần nữa. Một suất cơm chay rẻ nhất là 50 tệ (khoảng160.000 đồng) chỉ có một bắp ngô cùng một bát cháo.

    Nhiều ngôi đền dành riêng cho các vị thần cũng đã trở thành nơi bán hàng hóa, đồ lưu niệm. Giá của các mặt hàng ở đây cao hơn nhiều lần so với bên ngoài, và các chủ các gian hàng chính là những người được gọi là các nhà sư.

    Nhiều ngồi đền trong chùa đã trở thành quầy hàng hóa của các "sư phụ"

    Thu hút du khách nhất lại là hiệu thuốc do Thiếu Lâm tự mở, những dược phẩm đều được đánh bóng dòng chữ "Cao tăng chế dược", nhưng thực tế đều không có giấy phép sản xuất và kiểm định chất lượng.

    Các du khách có thể bỏ ra một khoản tiền để mua trang phục nhà chùa, đồng thời có thể trải nghiệm của cuộc sống của một tăng nhân.

    Ngoài ra các vị khách du lịch còn có thể bỏ tiền ra để mua những bộ trang phục nhà chùa và được tham gia trải nghiệm cuộc sống của các tăng nhân. Đương nhiên giá thành cho mỗi bộ trang phục này không hề thấp một chút nào.

    Tuy nhiên, cuộc sống sinh hoạt thực sự của những tăng nhân hoàn toàn khác xa với sự tần tảo, thoát tục mà các du khách được trải nghiệm hay thường thấy trên phim ảnh.

    Một du khách từng chụp được hình ảnh từ trong nhà ăn của các nhà sư. Theo đó, hình ảnh các nhà sư lạnh lùng mở to miệng cắn lấy miếng thịt thực sự gây bất ngờ cho những du khách hành hương.

    Nhiều du khách đã phải thốt lên rằng: "Thiếu Lâm Tự, một đi không trở lại".

    Cơm chay nay đã được "cách tân" thành rượu thịt.

    Hoa Vũ (Theo QQ)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thieu-lam-tu-uy-danh-thien-nien-ky-dang-dan-bi-phai-mo-boi-dong-tien-a296259.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan