+Aa-
    Zalo

    Tiền thưởng Tết 2024 có phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

    (ĐS&PL) - Tiền lương và thưởng Tết là vấn đề được người lao động rất quan tâm trong khoảng thời gian cuối năm. Bên cạnh việc mong chờ các khoản thưởng, nhiều người lao động vẫn cũng thắc mắc về vấn đề tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

    Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

    Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

    Thực tế hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán, hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị vẫn có khoản thưởng để hỗ trợ đời sống cũng như động viên tinh thần người lao động dịp Tết đến xuân về. Theo dự đoán của các chuyên gia, dù còn nhiều khó khăn, nhưng về cơ bản mức thưởng Tết sẽ ở mức khả quan hơn năm ngoái khi vẫn còn ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.  

    Về vấn đề khoản tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ 4 trường hợp:

    - Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng.

    - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

    - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    - Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, tiền thưởng Tết vẫn phải nộp thuế TNCN nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.

    Trong khi đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH)

    Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm: các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca…

    Vì thế, tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp không làm căn cứ để tính đóng BHXH.

    Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

    - Trường hợp người lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì tổ chức, cá nhân trả tiền lương, thưởng Tết và các khoản thu nhập khác cho người lao động từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì khấu trừ tại nguồn 10% trước khi trả thu nhập.

    - Trường hợp người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên: Người sử dụng lao động thưởng Tết/lương tháng 13 vào tháng nào (tháng dương lịch) thì cộng khoản thưởng/lương tháng 13 vào lương của người lao động nhận được trong tháng đó rồi tính thu nhập chịu thuế, cụ thể:

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:

    Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)

    Trong đó:

    • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
    • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
    • Thuế suất hiện nay được chia thành 7 bậc, tương đương các mức thuế suất từ 5%-35%. Thu nhập càng cao chịu thuế suất càng lớn.

    Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:

    Bước 1. Tính tổng thu nhập

    Bước 2. Tính các khoản được miễn

    Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức

    Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

    Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức

    Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức

    Sau khi tính xong bước 6 sẽ áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần để tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

    Bảo An 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tien-thuong-tet-2024-co-phai-chiu-thue-thu-nhap-ca-nhan-a602073.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan