+Aa-
    Zalo

    Tiết lộ số lần 'nơi yên nghỉ' của Võ Tắc Thiên bị mộ tặc 'ghé thăm' nhưng bất thành

    (ĐS&PL) - Trong hơn 1.000 năm qua, Càn Lăng từng bị mộ tặc 'ghé thăm' tới 17 lần nhưng kỳ lạ là vẫn không hề hấn gì.

    Võ Tắc Thiên (624-705) là mỹ nhân, chính trị gia nổi tiếng thời nhà Đường, đồng thời là một trong những nữ nhân bí ẩn nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Vào thời kỳ xã hội trọng nam nhân, một nữ nhi "liễu yếu đào tơ" như Võ Tắc Thiên có thể chèo lái cả một vương quốc lớn và trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử quả là điều cực kỳ hiếm thấy. Khi qua đời, Võ Tắc Thiên đã được an táng tại Càn Lăng.

    Nằm ở núi Lương Sơn, thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây (cách thành cổ ở Tây An khoảng 85km về phía tây bắc), Càn Lăng là khu lăng mộ có địa thế đẹp cả về mặt địa lý lẫn yếu tố phong thủy. Bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 684, nhưng lăng mộ lộ thiên này phải mất tới 23 năm để hoàn thành.

    Càn Lăng là nơi yên nghỉ của 2 vị hoàng đế thời nhà Đường và được xây dựng trong thời kỳ cực thịnh nên số lượng của cải được bồi táng theo chắc hẳn không hề ít. Đây chính là một trong các yêu tố thu hút mộ tặc. Tuy nhiên, việc xâm phạm và khám phá "giấc ngủ" của vợ chồng nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên lại không hề dễ dàng và thậm chí là chưa một lần thành công.

    tiet lo so lan noi yen nghi cua vo tac thien duoc mo tac ghe tham nhung bat thanh
    Hé lộ “ẩn số chết người” trong lăng mộ Võ Tắc Thiên.

    Trong hơn 1.000 năm qua, Càn Lăng từng bị mộ tặc "ghé thăm" tới 17 lần nhưng kỳ lạ là vẫn không hề hấn gì.

    Cụ thể, theo ghi chép lịch sử trong thời Ngũ Đại (907-960), Tiết độ sứ Diệu Châu Ôn Thao được biết tới là một mộ tặc có tiếng khi từng đào bới tới 17 lăng mộ của hoàng gia nhà Đường, thu được nhiều chiến lợi phẩm lớn. Đương nhiên với ước tính quy mô kho báu rất lớn cùng lượng đồ vật bồi táng có giá trị thì Càn Lăng cũng là một trong những mục tiêu mà "đạo chích" khét tiếng này không thể bỏ qua.

    Ôn Thao cũng từng huy động lực lượng lên tới 2 vạn người để tiến hành khai quật Càn Lăng. Thế nhưng, cứ hễ đào bới thì trời bỗng nhiên nổi giông bão, sấm sét đến độ khiến nhiều người sợ hãi. Chưa hết, nhóm những người tham gia khai quật cũng liên tiếp không may qua đời vì bệnh tật hoặc lý do bất ngờ.

    Sau vài lần không làm được gì, cuối cùng Ôn Thao cũng phải từ bỏ ý định xâm phạm Càn Lăng và "mơ ước" chiếm đoạt kho báu của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên.

    tiet lo so lan noi yen nghi cua vo tac thien duoc mo tac ghe tham nhung bat thanh2
    Ngôi mộ Võ Tắc Thiên - Nguồn: Soha.

    Hiện nay, nhiều nhà sử học ở Trung Quốc đã thừa nhận rằng Càn Lăng chính là lăng mộ hoàng tộc thời nhà Đường duy nhất còn nguyên vẹn, dựa trên bằng chứng là lối vào lăng mộ này vẫn còn ở trong tình trạng tốt.

    Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa có ý định thực hiện khai quật khảo cổ tại khu lăng mộ bề thế này.

    Theo các nhà khảo cổ học, nguyên nhân khiến cho những cơ quan chức năng cùng nhiều chuyên gia chưa dám mạo hiểm khai quật lăng mộ của Võ Tắc Thiên vì điều kiện công nghệ chưa đáp ứng.

    Cụ thể, những cổ vật hơn 1.300 năm trong lăng mộ này sẽ có thể bị phân hủy ngay lập tức một khi chúng được đưa ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí. Nói cách khác, những nhà khảo cổ học phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức cũng như công nghệ để bảo tồn cổ vật trước khi tiến hành công tác khai quật.

    Chính vì vậy, những bí mật ở "thế giới bên kia" của hoàng đế Võ Tắc Thiên cùng Đường Cao Tông có lẽ vẫn còn chưa được hé lộ. Tính đến nay, Càn Lăng vẫn là một trong những lăng mộ bí ẩn nhất trong lịch sử Trung Hoa.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-so-lan-noi-yen-nghi-cua-vo-tac-thien-bi-mo-tac-ghe-tham-nhung-bat-thanh-a574703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan