+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 24/7/2018: Hóc thạch rau câu, bé 11 tháng tuổi tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 24/7/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 24/7/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 24/7/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 24/7/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Hóc thạch rau câu, bé 11 tháng tuổi tử vong

    Ngày 23/7, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết nơi đây vừa tiếp nhận trường hợp bé 11 tháng tuổi tử vong do hóc dị vật đường thở là thạch rau câu. 

    Trước đó, gia đình cho biết bé đang ăn kẹo rau câu thì bị sặc. Sau đó, bé tím tái toàn thân và được người nhà đưa vào BV cách 20 phút di chuyển.

    Hóc thạch rau câu, bé 11 tháng tuổi tử vong. Ảnh: Pháp Luật TPHCM 

    Tại BV tuyến trước, bé hôn mê sâu, ngưng tim ngưng thở phải hồi sức tim phổi 30 phút nhưng đồng tử hai bên giãn, không còn phản xạ thần kinh. Theo nguyện vọng gia đình, bé được chuyển lên BV Nhi đồng 2. Tuy nhiên, tình trạng của bé đã quá nặng, không thể cứu chữa.

    Theo các bác sĩ, đây là tai nạn hóc dị vật rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ cũng như các loại đồ chơi trong nhà. Thức ăn nên được cắt nhỏ theo chiều dài, trong lúc ăn tuyệt đối không nên đùa giỡn, chạy nhảy... Trường hợp xảy ra tai nạn, hãy sơ cứu như ảnh (ở trên) và đồng thời đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

    Cậu bé 12 tuổi chiến đấu với căn bệnh bị chôn trong 'ngôi mộ đá'

    Chị Natalie cho biết, từ tháng 1/2013, trên da của Jaiden xuất hiện một mảng chai cứng, gia đình quyết định đưa cậu đi khám. Sau nhiều lần thử máu, sinh thiết mới phát hiện ra bệnh. Jaiden được chẩn đoán mắc "hội chứng da cứng".

    Chị Natalie tâm sự: “Tôi đã chứng kiến nhiều căn bệnh nhưng chưa bao giờ nghe thấy căn bệnh mà con tôi mắc phải, thậm chí số người mắc bệnh mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Kể từ khi phát hiện ra bệnh, sức khỏe Jaiden Rogers đi xuống rất nhanh, xuất hiện tình trạng vôi hóa ăn vào các khuỷu khớp nên phải ngồi lên xe lăn”.

    Kể từ đó đến nay, cậu bé bắt đầu "hóa đá" từng vùng: đùi, hông, bụng, lưng, một số khớp ở tay... Vùng da cứng như đá đang lan đến ngực và các bác sĩ bắt đầu lo ngại cho Jaiden, bởi điều đó có thể cản trở sự hô hấp và đe dọa tính mạng bé.

    Jaiden Rogers cho biết, căn bệnh gây khiến em đau đớn khủng khiếp khi các phần cơ thể dần hóa đá. Hiện Jaiden đang cùng bố mẹ chiến đấu với bệnh tật. Họ sẵn lòng thử mọi phương pháp điều trị trước khi cậu bé bị "chôn vùi trong ngôi mộ đá" được tạo nên bởi chính làn da của mình và không thể thở được nữa.

    Jaiden Rogers chiến đấu với bệnh tật. Ảnh: Phụ nữ VN 

    Tuy phải dùng đến xe lăn nhưng Jaiden vẫn luôn vui vẻ, lạc quan, thích được ôm ấp và tâm sự với mọi người, đặc biệt là y tá được gia đình thuê để chăm sóc và hy vọng sẽ có thuốc chữa khỏi bệnh cho em.

    Cậu bé vẫn đang được khám hằng tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado. Theo trao đổi của gia đình với báo chí, họ đang nhắm tới một liệu pháp tế bào gốc đang được nghiên cứu ở châu Âu, tập trung vào các bệnh da hiếm gặp. Tuy nhiên, chi phí cho cuộc điều trị thử nghiệm lên tới hơn 1 triệu USD, nên gia đình đang cố gắng gây quỹ cho Jaiden.

    Theo Trung tâm Truyền Thông về Bệnh di truyền và bệnh hiếm (GARD-Mỹ), tính đến năm 2015, chỉ có 42 người trên thế giới được chẩn đoán bị hội chứng này. Ngoài việc da khắp cơ thể ngày một cứng lại khiến bệnh nhân "hóa đá", một số triệu chứng và biến chứng cũng xuất hiện kèm theo: tăng trưởng tóc quá mức, mất mỡ, khó kiểm soát cơ mắt, vẹo cột sống, tăng trưởng chậm... 

    Khối u ruột non khiến người phụ nữ bị lồng ruột hiếm gặp

    Người phụ nữ 38 tuổi (Quảng Ninh) thường xuyên đau bụng, bụng chướng, buồn nôn, sút cân do khối u ở ruột non gây lồng ruột. Chị đã đi khám ở nhiều nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống nhiều loại thuốc khác nhau nhưng bệnh tình không giảm. Tình trạng đau kéo dài khiến chị không thể ăn uống, cân nặng giảm nhanh chóng từ 57 kg xuống còn 46 kg.

    Gần đây, cơn đau dữ dội hơn từ vùng thượng vị lan ra hố chậu phải, chị vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu. Các xét nghiệm siêu âm, chụp CT ổ bụng cho thấy bệnh nhân bị lồng ruột do có khối u tại ruột non. Bác sĩ chỉ định tháo lồng, cắt bỏ khối u cho bệnh nhân. Khối u được cắt bỏ có kích thước 5x5 cm. Kết quả xét nghiệm là khối u cơ trơn lành tính của ruột non.

    Bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: VnExpress 

    Lồng ruột là bệnh lý nghiêm trọng trong đó một khúc ruột di chuyển và chui vào lòng của khúc ruột khác. Khối lồng thường ngăn cản thức ăn và dịch di chuyển xuống phía dưới. Thành ruột ép vào nhau gây phù nề, viêm và giảm nguồn cung cấp máu tới phần ruột bị ảnh hưởng. Kết quả là ruột có thể bị nhiễm trùng, hoại tử và thủng.

    Lồng ruột ở người lớn có tỷ lệ 1-5% còn lồng ruột ở trẻ em chiếm tỷ lệ 90% và 5% còn lại là trường hợp tắc ruột. Các trường hợp lồng ruột ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân, nhưng ở người lớn thì ngược lại, hơn 90% nguyên nhân do u, chủ yếu u ở ruột non và đại tràng. Một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động. Bệnh hiếm gặp ở người lớn lên đa phần các ca lồng ruột ở người lớn thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn.

     Kiều Trang(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-2472018-hoc-thach-rau-cau-be-11-thang-tuoi-tu-vong-a237412.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan