+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống ngày 29/1: Cô gái lúc nào cũng muốn ngủ vì mắc căn bệnh nguy hiểm

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/1/2022. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 29/1/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Cô gái lúc nào cũng muốn ngủ vì mắc căn bệnh nguy hiểm

    Charlotte Carney hiện đang sinh sống tại thị trấn Northwich (Anh). Cô gái trẻ lúc nào cũng có cảm giác muốn ngủ nhưng phải tới khi lên đại học, cô mới nghĩ đến chuyện bản thân đang gặp bất ổn nghiêm trọng nào đó.

    Vào năm 2015, Charlotte chuyển tới Liverpool để theo học tâm lý học pháp y và tư pháp hình sự tại Đại học Liverpool John Moores. Cô gái bỏ lỡ phần lớn các buổi học trong năm đầu tiên, chỉ 5 phút đi bộ trong khuôn viên trường đã có thể khiến tim cô đập rất nhanh và gây kiệt sức.

    tin tuc doi song ngay 291 co gai luc nao cung muon ngu vi mac can benh nguy hiem1
    Cô gái được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim hạn chế, tim không thể trữ đủ máu đáp ứng nhu cầu và chỉ có 20% cơ hội sống sót.

    Charlotte đã đến gặp bác sĩ đa khoa vì cảm thấy khó hiểu về tình trạng sức khỏe của mình. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho rằng nhiều khả năng các triệu chứng của cô do học hành căng thẳng nhưng thực tế tồi tệ hơn nhiều. Tháng 10/2016, Charlotte đi siêu âm tim, chụp CT, X-quang, cộng hưởng từ và làm hơn 100 xét nghiệm máu. Cuối cùng, cô gái được chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm gặp có tên bệnh cơ tim hạn chế, tim không thể trữ đủ máu đáp ứng nhu cầu và cô chỉ có 20% cơ hội sống sót.

    Tới tháng 1/2017, Charlotte nhận được thông báo rằng căn bệnh của cô không thể chữa khỏi. Vài tháng sau đó, cô được yêu cầu đến Bệnh viện Wythenshawe - một trong năm đơn vị cấy ghép tim ở Anh. Sau khi tiến hành một loạt kiểm tra để đánh giá khả năng bơm máu từ tim của Charlotte, các bác sĩ nhận định cô cần tiến hành phẫu thuật và thông báo về các biến chứng có nguy cơ xảy ra.

    Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 28/2/2018, cô gái đã hôn mê 7 ngày trước khi dần tỉnh lại. Vài tháng sau ca phẫu thuật, Charlotte vẫn còn cảm giác đau đớn nhưng chưa bao giờ cảm thấy tự do như vậy Vào tháng 9/2018, cô gái đã trở lại trường đại học và tốt nghiệp.

    Cứu sống bệnh nhân bị đứt thân tụy

    Báo Quảng Ngãi đưa tin, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa cứu sống bệnh nhân Đ.V.B (24 tuổi, trú tại Sơn Dung, Sơn Tây). Bệnh nhân bị tai nạn giao thông, được đưa vào viện trong tình trạng đa chấn thương.

    tin tuc doi song ngay 291 co gai luc nao cung muon ngu vi mac can benh nguy hiem2
    Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Báo Quảng Ngãi

    Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị chấn thương tụy, dập phổi, gãy xương sườn, xương ức... Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa đã tiến hành phẫu thuật, phát hiện thân tụy đứt lìa khỏi đầu tụy... nên nhanh chóng xử lý.

    Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc và điều trị tích cực 22 ngày tại bệnh viện. Hiện, tình trạng bệnh tiến triển tốt, các xét nghiệm trở về trạng thái bình thường, bệnh nhân đã được xuất viện.

    Bé trai 1 tuổi nhập viện cấp cứu vì uống nước tẩy rửa

    Theo thông tin được đăng tải, sự việc đau lòng xảy ra ở thành phố Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc). Trong lúc bố mẹ đang mải làm việc riêng, không chú ý tới, bé trai 1 tuổi nghịch ngợm đã mở chai nước tẩy rửa ra và uống.

    Ngay khi phát hiện ra sự việc, bố mẹ bé trai lập tức đưa con đến Bệnh viện Sao Hôm (Cao Hùng) cấp cứu. Miệng và thực quản của bé trai bị viêm loét nặng, trong khi dạ dày cháy đen, hoại tử độ 4. Tình trạng của bệnh nhi khiến các bác sĩ cũng giật mình.

    Tuy được điều trị khẩn cấp và thực hiện liên tiếp 8 ca phẫu thuật nong thực quản, thực quản của bệnh nhi vẫn không có nhiều cải thiện, rộng bằng lõi bút, chỉ có thể ăn thức ăn lỏng và mềm.

    tin tuc doi song ngay 291 co gai luc nao cung muon ngu vi mac can benh nguy hiem3
    Bác sĩ Lại Uyển Tư – bác sĩ khoa Tiêu hóa Nhi của Bệnh viện Sao Hôm kể lại trường hợp của bệnh nhi.

    Theo bác sĩ Lại Uyển Tư – bác sĩ khoa Tiêu hóa Nhi của Bệnh viện Sao Hôm, sau khi bị cất lỏng kiềm mạnh ăn mòn, thực quản sẽ mất tính đàn hồi ban đầu và bắt đầu co lại. Để tránh trường hợp thực quản bị bịt kín hoàn toàn, các bác sĩ đã đặt một ống thông vào thực quản trong quá trình phẫu thuật để bảo toàn không gian.

    Tuy nhiên, khả năng hồi phục của bé trai sau phẫu thuật còn hạn chế, thực quản vẫn chỉ rộng khoảng 0,3 cm. Sau này, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều lần nong thực quản nhưng không thể khôi phục hoàn toàn như trước.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-29-1-2022-co-gai-luc-nao-cung-muon-ngu-vi-mac-can-benh-nguy-hiem-a527180.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan