+Aa-
    Zalo

    Tình hình Syria mới nhất ngày 30/5: Mỹ gửi nghi phạm khủng bố IS từ Syria sang Iraq

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình Syria mới nhất ngày 30/5: Mỹ gửi nghi phạm khủng bố IS từ Syria sang Iraq; LHQ tiếp tục thúc đẩy đưa ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột…

    Tình hình Syria mới nhất ngày 30/5: Mỹ gửi nghi phạm khủng bố IS từ Syria sang Iraq; LHQ tiếp tục thúc đẩy đưa ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột…

    Mỹ gửi nghi phạm khủng bố IS từ Syria sang Iraq

    Mỹ đã gửi hàng chục nghi phạm khủng bố IS người nước ngoài từ Syria sang Iraq để xét xử. Ảnh minh hoạ: Getty

    Trong khi số phận của hàng ngàn chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị bắt ở Syria vẫn chưa được giải quyết, khoảng 30 nghi phạm cực đoan người nước ngoài đã Mỹ được chuyển đến Iraq vào năm 2017 và 2018 sau khi bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Washington hậu thuẫn bắt giữ. Hồ sơ giam giữ, tình báo và các nguồn tư pháp của Mỹ cũng như những người quen thuộc với vấn đề này đã xác nhận thông tin là chính xác.

    Ba trong số những người đàn ông đã bị kết tội là thành viên IS và bị tòa án Iraq đưa ra mức án tử hình, trong khi 5 người khác lĩnh án chung thân. Bốn người trong số đó nói với Reuters rằng họ đã bị tra tấn trong tù - một tuyên bố mà Reuters không thể xác minh. Dịch vụ chống khủng bố (CTS) của Iraq phủ nhận rằng những người bị giam giữ đã được chuyển đến nơi giam giữ của họ từ Syria vào năm 2017 và 2018, và phủ nhận cáo buộc tra tấn tù nhân.

    Bộ chỉ huy trung tâm của quân đội Mỹ phụ trách giám sát các lực lượng ở Trung Đông đã từ chối bình luận về phát hiện của Reuters, thừa nhận những thách thức đặt ra bởi tù nhân bị bắt giữ bởi dân quân người Kurd – những người có thẩm quyền nhưng không được quốc tế công nhận.

    LHQ tiếp tục thúc đẩy đưa ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria

    Đặc phái viên LHQ tại Syria Geir Pedersen. Ảnh: Xinhua

    Hôm qua (29/5), Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Syria Geir Pedersen đã trao đổi với các phóng viên trong cuộc gặp gỡ báo chí sau khi Hội đồng Bảo an kết thúc buổi tham vấn về cuộc chiến Syria. Ông Geir Pedersen tái khẳng định nguyên tắc cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài 8 năm ở Syria, lưu ý rằng không có giải pháp quân sự.

    Kể từ cuối tháng 4/2019 đến nay, quân đội chính phủ Syria (SAA) dưới sự hỗ trợ của Không quân Nga đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích, pháo kích và tấn công trên mặt đất ở Idlib – thành trì cuối cùng của các nhóm phiến quân – và các tỉnh lân cận như Aleppo, Hama. Hơn 100 dân thường được ghi nhận đã thiệt mạng, trong khi hơn 200.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa.

    Từ đó đến nay, LHQ liên tục cảnh báo về thảm hoạ nhân đạo “chưa từng có” có thể sẽ sớm xảy ra ở chiến trường Idlib.

    Các nhà ngoại giao Mỹ, Nga thảo luận về giải pháp chấm dứt chiến tranh Syria

    Mỹ và Nga thảo luận về giải pháp chấm dứt cuộc xung đột Syria. Ảnh: Getty

    Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga đã thảo luận về việc thực hiện từng bước theo lộ trình hoà bình năm 2012, cho phép chính phủ Syria có thể quay trở lại cộng đồng quốc tế, Washington Post dẫn nguồn tin cho hay.

    Theo đó, Đại sứ Mỹ về các vấn đề Syria James Jeffrey mới đây đã tiết lộ về một cam kết mới của Mỹ - Nga về những nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột Syria kéo dài 8 năm và xóa bỏ sự cô lập mà Syria đang phải chịu từ các nước phương Tây cùng các quốc gia khác.

    Tuy nhiên, ông Jeffrey cảnh báo rằng đây chỉ là một hướng đi tiềm năng. Ông lưu ý rằng không có bước nào như ngừng bắn tại Idlib hoặc thành lập một uỷ ban để soạn thảo hiến pháp mới cho Syria như nội dung từng được kêu gọi trong lộ trình.

    “Những bước đi như vậy sẽ giúp chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad thực sự hiểu những gì họ phải làm để giúp chấm dứt cuộc xung đột này”, nhà ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an về tình hình chính trị Syria.

    Ông Jeffrey đã nói về các cuộc thảo luận mà ông và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tham dự trong khu nghỉ mát ở Biển Đen của Nga vào giữa tháng 5/2019 với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Serge Lavov. Theo ông Jeffrey, một trong những khúc mắc khó giải quyết liên quan tới quan điểm của Nga vì Moscow là đồng minh thân thiết nhất của Damascus.

    Cuộc chiến Syria đã kéo dài hơn 8 năm, khiến hơn 400.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Alarabiya, Xinhua, Washington Post)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-syria-moi-nhat-ngay-305-my-gui-nghi-pham-khung-bo-is-tu-syria-sang-iraq-a277656.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan