+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Putin thời 4.0: Thách thức lớn dành cho phương Tây

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc tái đắc cử của Tổng thống Nga Vladimir Putin gần như đã là điều chắc chắn và châu Á với phương Tây sẽ có thêm nhiều thay đổi.

    Việc tái đắc cử của Tổng thống Nga Vladimir Putin gần như đã là điều chắc chắn và châu Á với phương Tây sẽ có thêm nhiều thay đổi.

    Một hậu thuẫn chính trị hoàn hảo

    Kết quả bầu cử ngày 18/3 cho thấy hơn 70% phiếu ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là kết quả không mấy bất ngờ khi chính trường Nga trong suốt 4 nhiệm kỳ của ông chưa xuất hiện thêm bất cứ một đối thủ 'đáng gờm' nào.

    6 năm qua, Tổng thống Putin đã đưa nước Nga vào một cuộc xung đột sâu sắc với phương Tây. Các chính sách cứng rắn bắt đầu gây tranh cãi từ nhiệm kỳ thứ ba ông trong năm 2012 cho thấy tham vọng củng cố hình ảnh một nhà lãnh đạo mới, không e ngại trước xung đột ngoại giao và mong muốn “khôi phục sự vĩ đại của nước Nga”.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: CNN

    Theo các nhà phân tích và các nguồn tin từ điện Kremlin, kế hoạch đầu tiên ông Putin sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ 4.0 của mình là chuyển giao quyền lực nhằm tạo vị thế vững chắc.

    Konstantin Gaaze, nhà báo và nhà bình luận chính trị tại Carnegie, nhận xét: "Điều quan trọng nhất trong nhiệm kỳ tới là tìm cách chuyển giao quyền lực để đảm bảo an toàn chính trị cho ông ấy và những người thân tín”. Trung tâm Moscow. "Tôi nghĩ anh ta sẽ thấy đơn giản hơn là chỉ trở thành một tổng thống cho cuộc sống".

    Ông Gaaze cho biết năm 2007, khi ông Putin lựa chọn Dmitry Medvedev làm người kế nhiệm tạm thời, giới tinh hoa chính trị cảm thấy họ có thể chuyển sang ủng hộ Medvedev hoặc một ứng viên đảng đối lập. Tuy nhiên, với một nền kinh tế bất ổn và các âm mưu chính trị khốc liệt, mọi quyết định đã trở nên khó khăn.

    Một quan chức giấu tên trong điện Kremlin nhận định: "Không ai có thể thay thế ông ấy bởi một sự chuẩn bị quá hoàn hảo".

    4 nhiệm kỳ thay đổi quan điểm và đối đầu phương Tây

    Những chiến lược của ông Putin trong 18 năm nắm quyền đã có nhiều thay đổi. Hai nhiệm kỳ đầu từ 2000 - 2008, giá dầu cao và mức sống ổn định của người Nga tạo nên một tầng lớp thượng lưu giàu có ủng hộ ngài tổng thống trên chính trường.

    4 năm dưới thời Medvedev trong vai trò thủ tướng là thất bại của ông Putin trên lĩnh vực ngoại giao. Nga cho phép NATO can thiệp vào Libya và các cáo buộc gian lận kết quả bầu cử đã biến các đường phố Nga năm 2011 trở thành biển người biểu tình.

    Tổng thống Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev - Ảnh: Telegraph

    Họ chủ yếu là những người Nga trung lưu ở thành thị đã quyết định ủng hộ cho ông Putin 3.0. Alexander Baunov, một thành viên cao cấp của Trung tâm Carnegie Moscow, cho biết trong tạp chí Slon, Tổng thống Putin đã quay lưng với giới tinh hoa, nắm giữ các phong trào bảo thủ xã hội và chủ nghĩa dân túy giai cấp công nhân. Ông từng viết trong một tuyên bố: "Bây giờ chúng tôi dựa vào người dân, trên quần chúng của công nhân".

    Việc sáp nhập Crimea năm 2014 đã chính thức tạo ra xung đột với phương Tây. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là động thái khiêu chiến có chủ đích thay vì lợi ích quốc gia. Bới đó là tiền đề cho phát biểu của ông trong cuộc họp tại Munich năm 2011 về mong muốn thách thức sự kiểm soát của Mỹ.

    Nhiệm kỳ tới đây, khi cả châu Á đang bước vào một chiến dịch chống lại phương Tây và Mỹ, Tổng thống Putin sẽ sở hữu những nguồn hậu thuẫn mạnh mẽ để thay đổi bộ mặt nước Nga và tên tuổi của ông trong lịch sử thế giới hiện đại.

    Thu Phương (Theo Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-putin-thoi-40-thach-thuc-lon-danh-cho-phuong-tay-a223032.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan