+Aa-
    Zalo

    Tranh đồ cúng giữa đêm ở miền Tây: “Xin lộc hay cướp”?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiện tượng "hàng nghìn người người tranh giành đồ cúng giữa đêm ở miền Tây" đang thu hút được sự quan tâm và nhận nhiều bình luận trái chiều từ độc giả.

    Hiện tượng "hàng nghìn người tranh giành đồ cúng giữa đêm ở miền Tây" đang thu hút được sự quan tâm và nhận nhiều bình luận trái chiều từ độc giả.

    Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, vấn đề được dư luận quan tâm nhất là lễ hội. Trong đó, mặt trái của lễ hội được đề cập, quan tâm nhiều hơn.

    Những vật biểu tượng trong lễ hội như ấn, hoa tre, manh chiếu… sau khi tiến hành chấp lễ xong, nhiều người quan niệm chúng đều mang giá trị tinh thần sâu sắc.

    Với tâm niệm được sở hữu những vật phẩm này thì may mắn tài lộc sẽ theo về nhà. Bởi thế, ai cũng cố gắng tìm mọi cách để sở hữu nó. Cũng từ đó xảy ra tình trạng tranh cướp, xô đẩy, chen lấn lẫn nhau. Tuy chưa đến mức sát thương nhưng đã xảy ra tình trạng tranh giành, xô đẩy để xin đồ cúng lễ tại các lễ hội, chùa chiền, điều này gây rối loạn trật tự an ninh.

    Mới đây, trên báo Vnexpress có đăng tải bài viết "Hàng nghìn người tranh giành đồ cúng giữa đêm ở miền Tây".

    Khi đồ cúng bái đã rơi xuống sân đình, họ tranh nhau nhặt từng cái bánh, gói mì tôm đến những viên kẹo nhỏ - Ảnh: Vnexpress

    Theo đó, vào ngày 16 tháng Giêng, người dân ở thị trấn Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An) tổ chức Lễ hội Làm Chay. Phần chính của lễ hội, hình nộm ông Tiêu (Tiêu Diện Đại Sĩ), vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ được rước về đình Tân Xuân để cúng viếng.

    Giữa đêm, hàng nghìn người dân đã xô nhau phá rào vào khu vực làm lễ thỉnh ông Tiêu (tỉnh Long An) để tranh giành đồ cúng nhằm mong có lộc may mắn mang về nhà.

    Sự kiện này nhận được rất nhiều bình luận của độc giả gửi về VnExpress.

    Nhiều người cho rằng, nét văn hóa đang bị biến tướng...

    "Gọi là xin lộc, hái lộc chứ làm gì có chuyện cướp lộc bao giờ. Chen lấn cướp giật thế này mất cả vẻ trang nghiêm, không còn ý nghĩa gì cả" - bạn đọc có nickname Tây Nguyên chia sẻ.

    Xin Lộc hay cướp?” - bạn đọc Phamvantrung đặt câu hỏi.

    Hiện tượng "tranh giành đồ cúng giữa đêm ở miền Tây" nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ độc giả

    Còn bạn đọc haiauphixu1956 nêu quan điểm: "Một ý niệm tâm linh theo đúng ra mọi người trong cộng đồng nên kính cẩn và tôn trọng. Nhưng chỉ vì hai chữ XIN LỘC đã làm xấu, mất đi vẻ tôn nghiêm mà tôi và mọi người trong cộng đồng phải tâm thành kính cẩn, tôn trọng phải tự nhẫm hai chữ KHÔNG NÊN. Trong cuộc sống có ai mà lại không muốn làm nên ăn ra nhưng không vì mục đích của mình và gia đình mình hành xữ một cách một cách cưỡng cầu. Làm như vậy vừa phá đi hình ảnh, nét văn hóa đáng tôn trọng, giữ gìn mà vốn dĩ trong tâm mỗi một con người của chúng ta ít nhiều khi bước của năm mới ai cũng cầu mong làm ăn phát đạt, gia đình yên ấm. Nhưng không vì vậy mà chúng ta xin lộc một cách cưỡng cầu và manh động ,bất chấp như vậy. Thử hỏi làm như vậy có còn ý nghĩa hai chữ CẦU XIN, vô tình chúng ta đã tự đánh mất sự tôn nghiêm đáng quý mà vốn dĩ lệ hội đã có từ bao đời nay rồi đó ạ!"

    "Xin cộng đồng hãy không vì một chút riêng tư mà hãy nghiêm trang, kính cẩn đón nhận lễ hội một cách tâm thành để con cháu chúng ta còn thừa kế và tiếp nhận nét văn hóa của dân tộc mình - bạn đọc haiauphixu1956 bày tỏ.

    "Lễ hội nào củng thấy cảnh xô đẩy cướp giật để cầu may. Thay vì cướp lộc thì sao không xếp hàng để lần lượt phát lộc nó đẹp hơn nhiều. Tâm linh quá, lộc chính là đôi tay và nghị lực chứ lộc không tự nhiên từ trên trời rơi xuống đâu" - bạn đọc muahangphi chia sẻ thêm.

    Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cho rằng, đây là phong tục, văn hoá, không phải là hình ảnh xấu trộm cắp, cướp giật, hoàn toàn không bạo lực.

    Hàng ngàn du khách tham dự Lễ hội Làm Chay - Ảnh: Báo Long An

    "Đây là lễ hội ở quê tôi, đây là cái lộc, mọi người giành giật như là 1 phong tục, hòa nhã, hoàn toàn ko có những hành động vô văn hóa" - đó là lời chia sẻ của bạn đọc có nickname Toiyeuban.

    "Tập tục của lễ hội đúng là 0h thần dân phải đập đồ giàn thì năm đó thần dân mới làm ăn sung túc. Lộc (bánh, kẹo, hoa quả) nhiều như núi, mỗi người một phần cũng không hết những vì đó là tập tục phải giành (vậy mới vui) chứ không phải đè ra giành cho bằng được. Đây là hội cúng "vong hồn" nên phải làm đúng" - bạn đọc Trúc Nguyễn cho biết.

    Bạn Trantrongnghiattd72 bày tỏ: "Yêu lắm lễ hội Làm chay. Nếu không có giật đồ kiểu này thì không phải lễ hội Làm Chay. Tôi giật được khá nhiều bánh trái nhưng tôi cho hết rồi".

    Vấn đề lễ hội truyền thống, phong tuc tập quán thì tôi ko ý kiến gì. Tuy nhiên, việc tranh "lộc" với kiểu mất trật tự như vậy thì xem ra ko ổn!. Có linh hay ko thì ko biết, nhưng có vẻ ko có văn hoá. Nếu có tâm linh: thì hãy nghĩ đơn giản: mình làm những việc thiện, việc tốt giúp đỡ người khác thì nếu có "trời, phật" sẽ cho mình "lộc" và có nhiều mai mắn thôi, chứ gì mà giành giật như vay! mà ko riêng lễ hội này, một số lễ hội lớn khác cũng như vậy, không biết bao giờ mới hết cảnh như vậy đây!!! - độc giả Hong duoc Tu kết luận.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tranh-do-cung-giua-dem-o-mien-tay-xin-loc-hay-cuop-a180747.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan