+Aa-
    Zalo

    Trẻ sơ sinh bị sốt 39°C có nguy hiểm không? cha mẹ cần phải làm gì

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi trẻ sơ sinh sốt 39°C được coi là sốt cao

    Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi trẻ sơ sinh sốt 39°C được coi là sốt cao, đây lại là một vấn đề khác, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh sốt cao 39°C có nguy hiểm gì không? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh sốt 39°C? Các mẹ đừng nên quá lo lắng mà cần phải bình tĩnh xử lý. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

    1. Trẻ sơ sinh sốt 39°C biểu hiện như thế nào?

    Khi trẻ sơ sinh sốt 39°C có biểu hiện rõ ràng. Ngoài dựa vào nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế có thể dựa vào các triệu chứng sau:

    • –  Thân nhiệt trẻ nóng nhiều hơn bình thường.
    • –  Mệt mỏi, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn.
    • –  Rét run hoặc nóng ran, vã mồ hôi.
    • –  Co giật.
    • –  Kích thích vật vã hoặc li bì, ngủ lơ mơ …

    Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà nhất định mẹ phải nắm rõ

    Trẻ bị sốt nhiều lần trong ngày cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

    2. Khi trẻ sơ sinh sốt 39°C có nguy hiểm không?

    Trẻ sơ sinh sốt 39°C cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

    * Hậu quả tốt:

    • Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể khi có dị nguyên xâm nhập vào, tạo phản ứng tự vệ của cơ thể.
    • Khi trẻ sơ sinh sốt 39°C, nhiệt độ cơ thể tăng có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn.
    • Trẻ sơ sinh sốt 39°C tạo điều kiện cho virus tiêu hủy lysosome, gây chết tế bào, kéo theo sự chết của virus.
    • Sốt tác dụng gián tiếp qua trung gian interferon ức chế không đặc hiệu sự tổng hợp của nhiều chất và sự sinh trưởng của virus

    * Hậu quả xấu:

    • Trẻ sơ sinh sốt 39°C thường gây co giật, khiến cho các mẹ lo lắng và hoang mang, đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.
    • Trẻ sơ sinh sốt 39°C kéo dài gây mất nước và điện giải qua vã mồ hôi và tăng nhịp thở, gây kiềm hô hấp, gây vỡ hồng cầu, gây thiếu máu, tăng chuyển hóa gây suy kiệt.

    3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sốt cao?

    • Khi trẻ sơ sinh sốt 39°C cần nới lỏng, cởi bớt đồ trên người trẻ hoặc thay quần áo thoáng mát, chỉ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt.
    • Trẻ sơ sinh sốt 39°C phải được nằm ở nơi thoáng mát. Nếu nằm phòng có điều hòa thì nên để nhiệt độ trong phòng 28 – 30°C, không nên để nhiệt độ thấp vì dễ gây sốc nhiệt cho trẻ.
    • Trẻ sơ sinh sốt 39°C cần được bú sữa mẹ nhiều hơn để tránh mất nước và điện giải.
    • Cho trẻ sơ sinh sốt 39°C uống thuốc hạ sốt. Các loại thuốc thường dùng cho trẻ:
      + Paracetamol: Là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau, tương đối an toàn, ít tác dụng không mong muốn. Liều thường dùng 10-15 mg/kg cân nặng mỗi lần. Có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Tuy nhiên, paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ khi dùng quá liều, trên 150 mg/kg/ngày. Các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Paracetamol thường dùng đường uống, hay viên đặt hậu môn – trực tràng.
    • Trẻ sơ sinh sốt 39°C cơ thể rất nóng, các mẹ nên chườm mát tích cực cho trẻ, chườm vào những khu vực như trán, nách, bẹn của trẻ để giảm nhiệt, cần chú ý theo dõi thân nhiệt 4 giờ/lần.

    Một số mẹo hạ sốt cho trẻ sơ sinh sốt 39°C:

    • Dùng cỏ nhọ nồi hạ sốt: Mẹ rửa sạch cỏ nhọ nồi, rồi ngâm bằng nước muối đun sôi để nguội. Sau đó giã cỏ nhọ nồi, lọc lấy nước và cho trẻ uống khoảng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 50ml. Cách này an toàn với trẻ sơ sinh nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi áp dụng cho bé.
    • Đắp lá diếp cá lên trán trẻ sơ sinh cũng là cách hạ sốt hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy một nhúm lá diếp cá giã nát và đắp lên trán trẻ. Các mẹ dùng băng gạc và quấn lại. Nên thực hiện cách này khi bé ngủ để tránh bé dùng tay gỡ lấy băng gạc trên trán.
    • Sử dụng chanh và muối để hạ sốt cho bé, các mẹ lấy một vài hạt muối cùng ít nước cốt chanh, hòa chung với một ít nước ấm. Sau đó, lấy khăn nhúng vào nước chanh muối lau kĩ bàn tay, bàn chân cho con để thân nhiệt trẻ nhanh hạ sốt.

    Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên mà trẻ sơ sinh sốt 39°C không đỡ, vẫn sốt cao thì các cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để có hướng xử trí kịp thời, tránh để trẻ sốt quá cao dẫn đến tình trạng co giật.

    Bài viết trên đây đã phần nào giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh sốt 39°C. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích về trẻ sơ sinh sốt 39°C giúp bảo vệ bé yêu của mình có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.

    Tuấn Anh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-so-sinh-bi-sot-39c-co-nguy-hiem-khong-cha-me-can-phai-lam-gi-a269703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan