+Aa-
    Zalo

    Trời đang nắng bỗng gió mùa về: Cẩn đề phòng kẻo mắc bệnh hô hấp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Giai đoạn chuyển mùa từ nắng nóng sang lạnh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Do đó, người lớn và trẻ nhỏ cần đề phòng để giữ gìn sức khỏe không bị ốm.

    Giai đoạn chuyển mùa từ nắng nóng sang lạnh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Do đó, người lớn và trẻ nhỏ cần đề phòng để giữ gìn sức khỏe không bị ốm.

    Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia vào khoảng ngày và đêm 7/9, Bắc Bộ nhiều khả năng sẽ đón một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh. Đợt không khí lạnh này sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng xuống các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Đây là đợt gió mùa đông bắc đầu tiên trong mùa thu đông năm 2018. Do tác động của không khí lạnh, nhiệt độ trung bình sẽ giảm từ 5 - 10 độ C.

    Thời tiết chuyển mùa rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp - Ảnh minh họa

    Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Độ ẩm trong không khí cao cũng là điều kiện vi khuẩn, vi rút phát triển gây bệnh cho trẻ nhỏ.

    Trong thời gian giao mùa những bệnh về hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…sẽ có những đợt cấp rồi trở nặng khi gặp điều kiện thuận lợi.

    Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý tới một số bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát trong thời điểm này như: tay – chân – miệng, bệnh sởi, ho gà, viêm não, thủy đậu, cúm… Tránh cho trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người (nơi có nhiều mầm bệnh).

    TS.BS Sơn cho biết, để cơ thể luôn khỏe mạnh trong thời gian giao mùa cần tăng cường vận động, thể dục, thể thao. Trước khi luyện tập nên thận trọng khởi động kỹ các khớp, cơ bắp để việc tập luyện phát huy hiệu quả, tránh bị chuột rút. Sau buổi tập, có thể bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, vừng, mật ong và nấm để tăng sức đề kháng và bổ sung năng lượng đã tiêu hao trong quá trình tập luyện, lưu ý giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài trời tránh nguy cơ bị lạnh đột ngột.

    Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng nên trọn những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B… Hạn chế ăn thức ăn lạnh, nên ăn một số gia vị có chất kháng sinh tự nhiên như tỏi, gừng

    Với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng ngừa, phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhà ở phải thông thoáng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không để nước uống trong bình lưu cữu lâu ngày tránh cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/troi-dang-nang-bong-gio-mua-ve-can-de-phong-keo-mac-benh-ho-hap-a243188.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan