+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc thanh trừng “băng đảng dầu lửa” như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Để hạ bệ “Hùm xám” Chu Vĩnh Khang, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách chặt bớt vây cánh của ông này, bắt đầu từ “băng đảng dầu lửa”.

    (ĐSPL) – Để hạ bệ “Hùm xám” Chu Vĩnh Khang, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách chặt bớt vây cánh của ông này, bắt đầu từ “băng đảng dầu lửa”.
    Trung Quốc thanh trừng “băng đảng dầu lửa” như thế nào?
    Cựu chủ tịch CNPC Tưởng Khiết Mẫn là một cộng sự quan trọng của Chu Vĩnh Khang.
    Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc hiện thời có thể công khai nói về những gì mà  trước đây chỉ có thể ngụ  ý:  Đó là cuộc thanh trừng Tập đoàn Dầu lửa Quốc gia (China National Petroleum Corp - CNPC) trong năm qua.
    Trong năm qua, một loạt cộng sự của Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đang bị điều tra “vi phạm kỷ luật đảng” - đã lần lượt bị mất chức.
    Hơn 300 người thân, đồng minh chính trị, nhân viên và những người được Chu Vĩnh Khang bảo trợ đã bị cách chức, thẩm vấn hoặc bắt giữ. Trong số này, đáng chú ý có Tưởng Khiết Mẫn (Jiang Jiemin), người đã từng giữ chức Chủ tịch PetroChina và CNPC; nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh (Li Dongsheng) và Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam Ký Văn Lâm (Ji Wenlin).
    Theo báo Want Daily của Đài Loan, Chu Vĩnh Khang có quan hệ mật thiết với “băng đảng dầu lửa” hơn 30 năm và từng nhận hối lộ của các nhân vật quan trọng trong ngành, đổi lấy các chức vụ quan trọng trên chính trường. Bản thân Chu Vĩnh Khang cũng từng là Chủ tịch CNPC từ năm 1996 đến năm 1998.
    Có tin nói, Chu Vĩnh Khang đã lạm dụng chức vụ để vơ vét một núi của cải cho bản thân và gia đình. Các nhà chức trách Trung Quốc đã thu giữ một lượng tài sản khổng lồ có tổng trị giá lên tới 90 tỷ NDT (14,5 tỷ USD) của gia đình và những người có liên quan tới Chu Vĩnh Khang.
    Để có tài sản khổng lồ như vậy, ông Chu “tạo điều kiện” cho con trai, mẹ vợ, người nhà… giành được nhiều hợp đồng dầu khí (trong thời gian Chu Vĩnh Khang làm Phó Tổng Giám đốc kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc). Hơn thế nữa, khi Chu Vĩnh Khang làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên (1999-2002), nhiều công ty đầu tư trong lĩnh vực năng lượng có trụ sở tại Tứ Xuyên được coi là sân sau của ông.
    Chu Vĩnh Khang từng được tạp chí Forbes (Mỹ) đưa vào danh sách “những người quyền lực nhất thế giới” và gọi ông là “Dick Cheney của Trung Quốc”. Trong danh sách “những người quyền lực nhất thế giới” năm 2011 của Forbes, Chu Vĩnh Khang xếp thứ 29, cao hơn cả nhà lãnh đạo Tập Cận Bình (xếp thứ 69), người khi đó đang giữ chức Phó Chủ tịch Trung Quốc.
    Chiến dịch trấn áp “băng đảng dầu lửa" bắt đầu vào tháng Sáu năm ngoái, khi cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên Guo Yongxiang bị  điều tra. Guo Yongxiang từng là trợ lý của Chu Vĩnh Khang và một quan chức quan trọng đối với CNPC.
    Cuối tháng Tám năm ngoái, Phó Tổng giám đốc CNPC Wang Yongchun và Li Hualin, Phó chủ tịch Ran Xinquan và  Trưởng ban địa chất Wang Daofu đã bị mất chức và bị điều tra.
    Ngày 1/9/2013, Tưởng Khiết Mẫn  là con cá lớn nhất bị bắt. Ông này từng là chủ tịch CNPC và vừa được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước (hàm bộ trưởng) vài tháng trước đó.
    Báo Want Daily đưa tin Tưởng Khiết Mẫn đã giúp Chu Vĩnh Khang rửa tiền và đầu tư số tiền bất hợp pháp đó vào  "băng đảng dầu lửa" - trong khi Wang Yongchun, Li Hualin, Ran Xinquan và Wang Daofu chịu trách nhiệm "thu gom lợi ích" cho Tưởng Khiết Mẫn.
    Tập đoàn CNPC là một trong các công ty nhà nước quan trọng nhất của Trung Quốc, với doanh thu hàng năm hơn 2,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 293 tỷ USD) và chiếm vị trí 6 trong Fortune Global 500.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-thanh-trung-bang-dang-dau-lua-nhu-the-nao-a44399.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan