+Aa-
    Zalo

    ‘Tứ đại mỹ nam’ đẹp nhất lịch sử cổ đại Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Quan điểm về cái đẹp luôn rất đa dạng, tùy thuộc vào mỗi người nhưng từ xa xưa, lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận tên tuổi một số người đàn ông được cho là đẹp nhất.

    Quan điểm về cái đẹp luôn rất đa dạng, tùy thuộc vào mỗi người nhưng từ xa xưa, lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận tên tuổi một số người đàn ông được cho là đẹp nhất.

    Trong thời gian gần đây, chủ đề nét đẹp thực sự của người đàn ông được mang ra bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Theo đó, ngày nay có rất nhiều người thích nam giới đẹp trai theo phong cách nhẹ nhàng, tinh tế, thay vì phong trần, nam tính như thời kỳ trước.

    Thậm chí, các sản phẩm mĩ phẩm, thời trang dành cho nam giới cũng vì thế mà thay đổi để phù hợp với nhu cầu của người dùng.

    Trên thực tế, từ thời Tam quốc, lịch sử Trung Quốc đã ghi lại những trường hợp “đàn ông đẹp hơn hoa” – hay nói cách khác là những người đàn ông có vẻ đẹp trung tính. Sống trong thời đại với nhiều định kiến xã hội, truyền thông cũng chưa phát triển nhưng những nhân vật này vẫn rất nổi tiếng.

    Dưới đây là danh sách 4 người đàn ông được công nhận là đẹp nhất Trung Quốc cổ đại:

    Kê Khang (224-263)

    Kê Khang ung dung đàn một khúc Quảng Lăng tán. Ảnh minh họa: Getty

    Kê Khang là một nhạc sĩ, nhà văn và nhà tư tưởng thời Tam Quốc. Ông nổi tiếng với vẻ ngoài đẹp trai, thanh nhã và phong cách hết sức thanh lịch của mình. Các tài liệu ghi lại rằng ông có “ngoại hình đẹp đáng ngưỡng mộ như một…con rồng (?), không ăn mặc, chải chuốt nhưng khí chất của ông vẫn rất tuyệt vời”. Ông cũng được công nhận là có khuôn mặt xinh đẹp, giọng hát hay và tài năng văn học hiếm có.

    Thậm chí, những người sinh sống vào thời kỳ đó cho rằng khi đứng cạnh những người khác, Kê Khang như “hạc giữa bầy gà”. Một câu chuyện khác nói trong khi ông hái dược ở vùng núi, những người thợ mộc gặp ông nghĩ ông là một vị Thần.

    Sau này, Kê Khang bị Tư Mã Siêu kết án tử vì từ chối phục vụ nhà Tào Ngụy. Vào ngày hành quyết, có khoảng 3.000 người đã tụ tập tại quảng trường kêu oan cho ông nhưng yêu cầu của họ bị từ chối. Trước khi bị hành hình, ông vẫn ung dung chơi đàn bài nổi tiếng Quảng Lăng tán nổi tiếng. Khúc nhạc kết thúc, Kê Khang nói: "Có kẻ xin học bài này, ta không dạy, thế là từ đây không ai còn đàn bài Quảng Lăng này nữa".

    Phan An (247-300)

    Phan An tài hoa nhưng bạc mệnh. Ảnh minh họa: Getty

    Phan An được ví như đại mĩ nam thời cổ đại ở Trung Quốc. Vẻ đẹp của ông được ghi lại trong những cuốn sách lịch sử, nói rằng ông có một khuôn mặt vô cùng đẹp đẽ, thanh nhã. Ông được cho là hấp dẫn đến mức ngày nay người ta vẫn dùng để chỉ những người đẹp trai: “Dung mạo như Phan An”. Ông cũng có rất nhiều “fan” hâm mộ.

    Theo đó, mỗi lần ra khỏi nhà, Phan An đều bị những “fan cuồng” đuổi theo, hầu hết đều là phụ nữ trẻ. Họ thậm chí còn ném hoa và trái cây vào giỏ của ông để thể hiện sự ngưỡng mộ. Mặc dù Phan An được phụ nữ vây quanh khắp mọi nơi, nhưng ông vẫn luôn chung thủy với vợ mình. Sau khi vợ mất, ông đã viết ba bài thơ tựa đề “ Điệu vong thi”. Thời đó phụ nữ có địa vị thấp kém trong xã hội, nên chúng nằm trong những tác phẩm hiếm có bày tỏ sự thương tiếc một người phụ nữ thể hiện tư tưởng phóng khoáng của ông.

    Cuộc đời ông cũng nhiều sóng gió, không được “bình an” như tên của ông. Sau khi tham gia vào một âm mưu tạo phản thất bại, Phan An cùng toàn bộ gia đình đã bị hành hình.

    Vệ Giới (286-312)

    Vệ Giới chết vì quá đẹp. Ảnh minh họa: Getty

    Vệ Giới sống trong thời Tây Tấn, sở hữu làn da trắng như lụa và rất tuấn tú. Ông cũng là nhà siêu hình học, được công nhận là khá sớm từ năm 5 tuổi. Đến tuổi thiếu niên, vẻ đẹp của ông khiến người ta choáng ngợp, cho rằng ông là một bức tượng làm bằng ngọc bích. Những người khác khi được đứng gần Vệ Giới đều cảm thấy ngưỡng mộ, không nhịn được xuýt xoa trước vẻ đẹp như tượng tạc.

    Không chỉ được tôn vinh vì vẻ ngoài, Vệ Giới còn được biết đến với những suy nghĩ sâu sắc của bản thân. Ông có sức khỏe kém, nên không được phép nói quá nhiều. Nhưng đôi khi trong các cuộc tụ họp, gia đình và bạn bè sẽ yêu cầu ông thảo luận quan điểm về siêu hình học.

    Vệ Giới là người có cái chết kỳ quặc nhất trong “tứ đại mĩ nam”. Ông chết vì quá đẹp. Chuyện kể rằng, trong một lần đi du ngoạn, Vệ Giới không ngờ lại bị vô số cô gái đi theo "rình rập" ngày đêm. Điều này đã khiến ông bị làm phiền mà mấy ngày liền ăn ngủ không yên, được vài hôm thì kiệt sức mà qua đời. Đó chính là nguồn gốc của điển cố "cái nhìn giết Vệ Giới".

    Lan Lăng Vương (541-573)

    Lan Lăng Vương bị hoàng đế sát hại vì ganh ghét. Ảnh minh họa: Getty

    Lan Lăng Vương còn được gọi là Hoàng tử chiến binh, tên thật là Cao Trường Cung. Sách sử mô tả ông là một người có “ngoại hình văn nhã nhưng trái tim mạnh mẽ” hoặc “khuôn mặt xinh đẹp nhưng sức mạnh đáng nể”, thậm chí là “da trắng, mặt đẹp như phụ nữ”.

    Truyền thuyết cho rằng bởi vì trông rất uyển chuyển, nhẹ nhàng nên Lan Lăng Vương phải đeo một mặt nạ xấu xí mỗi khi đi đánh giặc để tăng thêm phần cương nghị. Giành được nhiều chiến công hiển hách nhưng bị hoàng đế Cao Vỹ ganh ghét, hiểu lầm khiến Lan Lăng Vương bị kết tội làm phản và ban rượu độc trong độ tuổi 30.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-dai-my-nam-dep-nhat-lich-su-co-dai-trung-quoc-a246616.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan