+Aa-
    Zalo

    Từ vụ Bầu Kiên, Dương Tự Trọng: “Đừng đổ vạ cho hai chữ "tam nam”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Từ ông chủ ở đỉnh cao của quyền lực và tiền bạc như bầu Kiên đến cựu đại tá công an Dương Tự Trọng cũng vướng vào vòng lao lý khiến dư luận càng nghi ngại hơn về hậu gia đình "tam nam".

    (ĐSPL) - Từ lâu, "tam nam bất phú" đã được coi như một quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt. Từ ông chủ ở đỉnh cao của quyền lực và tiền bạc như bầu Kiên đến cựu đại tá công an Dương Tự Trọng cũng vướng vào vòng lao lý khiến dư luận càng nghi ngại hơn về hậu gia đình "tam nam".

    PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với GS.TS.Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu Văn hoá Việt Nam để lý giải câu thành ngữ trên cả về góc nhìn khoa học và văn hóa tâm linh.

    “Đừng đổ vạ cho hai chữ “tam nam”!”
    GS Trần Lâm Biền.

    Từ một "cuộc chiến" chống tư tưởng "trọng nam khinh nữ"...

    Xin GS. chia sẻ thêm về nguồn gốc của câu thành ngữ "tam nam bất phú" và tại sao ngày trước cha ông ta lại coi nặng về quan niệm này?

    Câu thành ngữ "tam nam bất phú" xuất hiện từ thời nhà Nho. Thời đó, quan niệm về trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề và chi phối đến cuộc sống. Ông cha ta luôn có sự tinh tế và tìm cách chống lại những cái làm xói mòn văn hóa, nếp sống của người Việt. Chính vì vậy câu thành ngữ "tam nam bất phú" được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Mục đích chính là để tuyên truyền sự bình đẳng nam nữ. Họ nhấn mạnh gia đình nào càng cố sinh nhiều con trai thì càng có nguy cơ bần hàn.

    Sở dĩ thời gian gần đây dư luận nhắc nhiều đến câu thành ngữ "tam nam bất phú" khi nghĩ về gia đình của Dương Chí Dũng và "bầu" Kiên. Cả hai nhân vật này xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, đỉnh cao của quyền lực và sự giàu có nhưng cuối cùng cũng vướng vào vòng lao lý. GS. nghĩ sao về điều này?

    "Tam nam bất phú" nó là câu thành ngữ từ xa xưa chứ không áp dụng trong bất cứ một trường hợp cụ thể nào. Trong các vụ việc trên, dư luận nghĩ gia đình ông Dũng có ba anh em trai và ông Kiên sinh ba người con trai nên cho rằng, vì thế mới vướng vào vòng lao lý là sai. Người ta đã hiểu không đúng đắn vấn đề để đưa tính chất cá nhân ra suy diễn với cả xã hội. Người gây tội lỗi đâu phải vì gia đình "tam nam"? Tại sao chúng ta lại đổ thừa tội lỗi sau khi họ làm việc vi phạm pháp luật. Nói cách khác, khi gia đình nào đó rơi vào khốn khó, họ thường nghĩ đến việc đổ thừa vì "tam nam bất phú" mà không tìm cách vượt qua khó khăn.

    Nghĩa là chúng ta đang bị những hiện tượng cụ thể làm ảnh hưởng đến cái nhìn toàn cuộc, thưa GS.?

    Lời răn của người xưa có những cái đúng và những cái chưa đúng. Quan trọng là chúng ta phải có sự kế thừa chắt lọc để tránh ảnh hưởng hệ tư tưởng, từ đó trở thành mê mị. Nói về mặt tâm linh, con cái đến với cha mẹ đều có duyên và nghiệp. Những gia đình có ba con trai mà nghèo thì đừng vội đổ lỗi do truyền thống mà phải nhìn lại cách định hướng cuộc sống và phương pháp nuôi dạy con cái của họ.

    Nhắc về thế hệ trước, tôi xin dẫn chứng thêm gia đình "Tây Sơn Tam Kiệt" gồm ba anh em ruột Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Họ là những văn thần võ tướng Tây Sơn đã lập nên chiến công oai hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Còn nhớ, trận đánh mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 dưới tài chỉ huy thao lược của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, chỉ trong năm ngày (từ 30 Tết), hàng vạn binh sỹ áo vải cờ đào của nghĩa quân Tây Sơn thực hiện cuộc hành binh thần tốc ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng đất nước, thu giang sơn về một mối. Đây là trận đánh oanh liệt bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Chính gia đình "Tây Sơn Tam Kiệt" như đã phá vỡ quan niệm về "tam nam bất phú" ở chính cái thời họ đang sống.

     ... Đến ẩn ý về lời răn của người xưa

    Như vậy có thể thấy những nếp nghĩ truyền thống xa xưa đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại, thưa GS.?

    Chúng ta chỉ giữ lại cái thần thái, tinh thần của cha ông xưa chứ không nên áp dụng suy nghĩ một cách máy móc. Xã hội hiện đại có sự hòa hợp, giao lưu và có nhiều bước phát triển mới, toàn diện.

    Gia đình đông con thường bất phú bởi bố mẹ không có nhiều của cải để dành dụm cho con cái. Với những gia đình ít con hơn, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và đầu tư tương lai cho con cái.

    Nói như vậy thì câu thành ngữ "tứ nữ bất bần" của cha ông ta được hiểu như thế nào thưa GS.?

    Thì nó vẫn là cái ý của câu thành ngữ "tam nam bất phú, tứ nữ bất bần". Như tôi đã nói thời phong kiến nhà Nho đã nặng về vấn đề trọng nam khinh nữ, vì vậy ông cha ta đã đưa ra câu thành ngữ này để răn dạy mọi người. Theo đó, không phải đông nam thì sẽ giàu mà nhiều nữ thì sẽ nghèo. Xã hội luôn hướng đến sự công bằng và luôn đền đáp lại sự cố gắng, vươn lên của mỗi gia đình, mỗi thế hệ. Tôi xin nhắc lại, câu thành ngữ này không áp dụng vào trường hợp cụ thể và không nên xem nó là một chuẩn mực của cuộc sống.

    Với góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống, GS. có lời khuyên gì đối với những gia đình "tam nam"?

    Xã hội hiện đại không chấp nhận những suy nghĩ trọng nam khinh nữ như thời phong kiến. Mọi quan niệm cổ xưa, sai trái khi đưa ra sẽ bị phản bác. Tôi chỉ muốn nói thêm một ý rằng, con cái là vốn quý của bố mẹ, vì vậy chúng ta nên trân trọng. Ba nam mà đến lúc trưởng thành không chăm sóc được một bố mẹ thì hiển nhiên đó là bất phú. Về sâu xa, câu thành ngữ này là một lời răn dạy đặc biệt sâu sắc trong xã hội.

    Xin cảm ơn Giáo sư!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-vu-bau-kien-duong-tu-trong-dung-do-va-cho-hai-chu-tam-nam-a38379.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ám ảnh quan niệm

    Ám ảnh quan niệm "tam nam bất phú" từ những vụ án rúng động

    (ĐSPL) - Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng đang ở đỉnh cao quyền lực, bỗng rơi xuống hố sâu tội lỗi... Có một điểm chung giữa hai con người này, đó là họ đều ở trong gia đình có ba con trai. Ngẫm câu "tam nam bất phú", nhiều người không khỏi giật mình...