+Aa-
    Zalo

    Tương lai nào dành cho Ukraine?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với những dòng tít lớn trên trang nhất, báo chí Pháp đều dự đoán một tương lai đầy bất ổn đang chờ đón Ukraine thời “hậu Yanukovich”.

    (ĐSPL) - Với những dòng tít lớn trên trang nhất, báo chí Pháp đều dự đoán một tương lai đầy bất ổn đang chờ đón Ukraine thời “hậu Yanukovich”.
    Nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng trên trang nhất ảnh bà Tymoshenko kèm theo dòng tựa “Những chủ nhân mới của Ukraine trước nguy cơ phân chia đất nước”, còn nhật báo kinh tế Les Echos cũng đăng ảnh bà Timochenko trên trang nhất với dòng tựa “Ukraine chuẩn bị cho một thời kỳ chuyển tiếp chính trị đầy tế nhị”.
    Tương lai nào dành cho Ukraine?
    Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy:Tương lai nào dành cho Ukraine?
    Các tờ báo Pháp, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đều nhìn thấy một tương lai đầy trắc trở cho Ukraine thời hậu Yanukovich. Đó là cần phải cải cách mọi thứ: chính trị, tài chính, kinh tế. Đó là một đất nước Ukraina đang bên bờ vực phá sản với số nợ khổng lồ. Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s vừa hạ điểm của Unkraine xuống mức CCC, sát mức “mất khả năng chi trả”. Bộ trưởng tài chính lâm thời Yuriy Kolobov nói rằng Ukraine cần khoảng 35 tỷ USD viện trợ khẩn cấp. Ukraine đang có khoản nợ lên đến 73 tỷ USD. Trong quý 1/2014, Ukraine sẽ phải trả nợ đến gần 4 tỷ USD, còn hai quý tiếp theo mỗi quý là 5 tỷ USD.
    Ukraine hiện đang có một chương trình vay 15 tỷ USD của Nga và đã nhận được khoản vay đầu tiên là 3 tỷ USD. Nhưng các khoản giải ngân tiếp theo có lẽ  khó xảy ra, nếu như Ukraine có một chính phủ mới ngả theo phương Tây. Nếu người Châu Âu và người Mỹ lấp chỗ trống này, gần như chắc chắn họ sẽ đòi Ukraine thực hiện chương trình “thắt lưng, buộc bụng” của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
    Việc trợ giá năng lượng đã tạo ra gánh nặng tài chính cho các chính phủ Ukraine và khiến các gia đình, các doanh nghiệp không quan tâm tới việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm. Cải tổ năng lượng là một phần quan trọng trong thỏa thuận đàm phán với EU và thỏa thuận này đã không được Tổng thống Viktor Yanukovich ký kết, từ đó dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối.
    Cho nên có thể nói bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào của phương Tây đều cần cam kết từ phía Ukraine về cắt giảm trợ giá năng lượng và hướng tới mức giá thị trường. Vấn đề sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng, nếu Tập đoàn Gazprom của Nga tăng giá khí đốt bán cho Ukraine và hiện đã có những đồn đoán là điều đó có thể xảy ra. Nga có đủ “cà rốt” và rất nhiều “gậy” để sử dụng. Nếu lựa chọn các giải pháp cứng rắn, điện Kremlin dễ dàng gia tăng áp lực lên đất nước Ukraine vốn đã ở bên “bờ vực phá sản và rạn nứt sâu sắc”.
    Bên cạnh đó là nguy cơ đất nước Ukraine sẽ bị phân chia làm hai phần: phần phía Đông bao gồm những người thân Nga, và phần phía Tây bao gồm những người thân Châu Âu. Ngay cả nếu chia cắt đất nước không phải là mối họa trong tương lai gần, miền đông và miền nam Ukraine vẫn có những vấn đề kinh tế và văn hóa riêng, vốn đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị kéo dài.
    Các phe phái từ vùng công nghiệp phía Đông từng lo ngại về những hậu quả kinh tế của kế hoạch hợp tác với Liên minh Châu Âu. Mặc dù sự ủng hộ của họ dành cho Yanukovich đã giảm đi nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ sẽ đi theo lực lượng lãnh đạo hiện nay vốn là phe đối lập. Đã có những vụ biểu tình phản đối chính phủ lâm thời. Ở thành phố Sevastopol (Crimea) ngày 22/2, hàng nghìn người đã xuống đường mang theo tranh cổ động kêu gọi “nước mẹ Nga” ra tay. Khu vực phía đông và nam Ukraine ít tin tưởng vào Phong trào Maidan và lãnh đạo của nó. Dù bây giờ họ không chống đối, điều đó không có nghĩa là những tháng sắp tới sẽ yên ổn.
    Trong bài xã luận, Libération nhận định: “Sau khi ông Yanukovich ra đi, Ukraine vẫn là một đất nước trong vòng phá sản và chia rẽ”. Bài xã luận đăng trên trang nhất của nhật báo La Croix cũng đề cập đến những “trở ngại” đang chờ đón Ukraine, trong đó nhấn mạnh đến việc đàn áp bạo lực đã tạo cơ hội cho các thế lực cực đoan nổi lên dữ dội và trong tương lai chưa chắc chịu sự dàn xếp của phe đối lập.
    Các tờ báo cũng đồng loạt đăng tin cựu nữ Thủ tướng Yulia Tymoshenko vừa được phóng thích. Bà đã ngồi xe lăn đến tận quảng trường Độc Lập và có cuộc diễn thuyết với người biểu tình. Bà cũng đã cho biết có thể sẽ tham gia tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử mà phe đối lập ấn định vào ngày 25 tháng Năm tới. Bà chắc chắn sẽ trở thành một quyền lực chính trị ở Ukraine. Nhưng Tymoshenko cũng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi. Đối với nhiều người biểu tình  ở Quảng trường Độc lập, bà đại diện tiêu biểu cho tầng lớp chính khách Ukraine: nhiều tham vọng nhưng thiếu ‎ ý tưởng, năng lực và cả tính trung thực.
    Báo Le Figaro nhận định rằng sự trở lại của bà Tymoshenko là “sự trở lại của ngôi sao mờ nhạt”. Khi xuất hiện ở Quảng trường Độc Lập, bà Tymoshenko đã không thu hút được sự quan tâm của nhiều người biểu tình. Le Figaro còn dẫn lời một thanh niên biểu tình nói: “Bà ấy ở tù vì phạm tội”.
    Le Figaro cho rằng Nga có thể đã bỏ rơi ông Yanukovich để chọn bà Tymoshenko, bởi vì trong giai đoạn hiện tại, chọn bà Tymoshenko có thể tránh được kịch bản chia đôi đất nước Ukraine. Và dù sao đi chăng nữa, bà Tymoshenko cũng là người có lập trường thân Nga khi còn làm Thủ tướng Ukraine.
    Tóm lại, Ukraine thời “hậu Yanukovich” không có gì chắc chắn, dưới sự lãnh đạo của phe đối lập. Bài xã luận của tờ Libération đặt câu hỏi: Phe đối lập khi cầm quyền trong quá khứ cũng không làm gì tốt hơn chính quyền Yanukovich, vậy liệu trong tương lai họ có làm tốt hơn không?
    Văn Linh (tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-lai-nao-danh-cho-ukraine-a22957.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ukraine bên bờ vực phá sản

    Ukraine bên bờ vực phá sản

    (ĐSPL) - Ukraine đang ở trên bờ vực bất ổn và phá sản, khi quốc hội và chính phủ chuyển tiếp sớm phải đối mặt với những nguy cơ xung đột mới.