+Aa-
    Zalo

    Vị hoàng hậu nổi tiếng thích "hồng hạnh vượt tường" và vị vua đồng tính, tình nguyện dâng mỹ nam cho vợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Được chồng dung túng, thậm chí ủng hộ, Nam Tử mặc sức "lén lút đưa tình" với Công Tử Triều đến mức dân chúng ai ai cũng đều biết chuyện.

    Được chồng dung túng, thậm chí ủng hộ, Nam Tử mặc sức "lén lút đưa tình" với Công Tử Triều đến mức dân chúng ai ai cũng đều biết chuyện.

    Vệ Linh Công được mô tả là một ông vua đồng tính, thích nam nhân.

    Vệ Linh Công tên thật là Vệ Nguyên là vị vua thứ 28 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì nước Vệ trong khoảng thời gian 534 - 493 TCN.

    Nhắc đến tình yêu đồng tính của các bậc hoàng đế thì mối tình của Vệ Linh Công là một trong những mối tình nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại.

    Di Tử Hà là một chàng nho sĩ khôi ngô tuấn tú, lại thông minh linh lợi nên nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của Vệ Linh Công. Ngay sau khi gặp, Vệ Linh Công đã ra lệnh triệu Di Tử Hà vào cung.

    Khác với các nho sĩ và quan lại khác, Di Tử Hà được sắp xếp ở cùng với Vệ Linh Công và được ông vua này hết sức sủng ái, chiều chuộng, thậm chí là vua còn “bỏ qua” những phép tắc lễ nghi trong cung để người tình được thoải mái.

    Do được Vệ Linh Công sủng ái, nên Di Tử Hà ra vào cung cấm tự do. Một đêm, nghe tin mẹ bệnh, Di Tử Hà tự ý lấy xe của Vệ Công để rời cung thăm mẹ. Chiểu theo luật, dùng xe của Vệ Công sẽ bị chặt chân. Nhưng khi biết chuyện, Vệ Công không phạt mà còn khen: “Tử Hà thật hiếu tử. Vì thương mẹ, không màng tội chặt chân”.

    Lần khác, Di Tử Hà cùng Vệ Công thăm vườn thượng uyển. Thấy cây đào phía trước có trái chín, Di Tử Hà tự hái rồi ăn, ăn không hết bèn dâng cho Vệ Công. Vệ Công khen: “Món ngon đến miệng vẫn nhớ đến ta. Thật trung thần”.

    Vua nước Vệ là Vệ Linh Công đã đem lòng sủng ái một người đàn ông tên Di Tử Hà.

    Dân gian gọi mối tình giữa Vệ Linh Công và Tử Hà là tình chia đào. Tuy nhiên, sau này, khi Tử Hà có tuổi và không còn tuấn mỹ khiến Linh Công chán ghét, vị vua này lại lấy chính việc người tình từng tự ý đi xe ngựa của mình và đút đào ăn dở cho mình để trị tội và đuổi Tử Hà ra khỏi cung.

    "Việc làm của Di Tử Hà không khác, nhưng trước thì được khen, sau thì lại phạm tội, đó là vì lòng yêu ghét đã thay đổi. Cho nên được nhà vua yêu thì cái khôn của mình càng làm cho mình được thân, bị nhà vua ghét thì cái tội của mình càng làm cho mình bị ruồng bỏ”, Tư Mã Thiên trong cuốn Sử ký của mình.

    Sau đó, vị vua nước Vệ này lại sủng ái một người đàn ông khác là đại phu Công Tử Triều. Cũng vì dung mạo khôi ngô xuất chúng mà Công Tử Triều được vua Vệ Linh Công sủng hạnh, tự do ra vào cung cấm, gây không ít lời bàn tán trong cung.

    Tuy nhiên, Công Tử Triều không dành tình yêu duy nhất cho vua mà còn là tình nhân của vương hậu Nam Tử - vợ Vệ Linh Công.  

    Nam Tử theo Liệt nữ truyện vốn là người nước Tống, mỹ nhân nổi tiếng xinh đẹp “khuynh nước khuynh thành” nhưng lẳng lơ trong thời kì Xuân Thu. Trước khi được gả cho vua nước Vệ, Nam Tử đã qua lại, thường xuyên tư thông với Công tử Triều – một người đàn ông nổi tiếng có dung mạo tuấn mỹ ở nước Tống.

    Khi Nam Tử được gả cho Vệ Linh Công, vị vua này không thể thỏa mãn được dục vọng của mỹ nhân này. Lý do một phần vì Nam Tử được cho là người thích "vụng trộm" phần còn lại là do chồng chỉ thích nam nhân.

    Mặc dù biết mối tình giữa hoàng hậu Nam Tử với Công tử Triều nhưng thay vì trách mắng vợ hay trừng phạt Công tử Triều thì vua nước Tề lại có quyết định chấn động. Đó là rước Công Tử Triều vào cung để chàng trai này dễ dàng hầu hạ vợ mình. 

    Chuyện Vệ Linh Công rước Công tử Triều vào cung hầu hạ cả vợ lẫn mình cũng bị dân chúng nước Vệ dị nghị, chê cười.

    Vua Vệ Linh Công mê mẩn các mối tình đồng tính mà quên vợ.

    Quả thật, chuyện "hồng hạnh vượt tường" của vua hay hoàng hậu là không ít trong lịch sử, nhưng chuyện dắt trai về dâng vợ thì chỉ có một mình vị vua nước Vệ là có thể làm được. Và chắc chắn trong lịch sử sẽ không thể có thêm một cặp vợ chồng nào đặc biệt như hai vợ chồng vua Vệ Linh Công và hoàng hậu Nam Tử.

    Những chuyện này được cho là khiến thái tử Khoái Hội cảm thấy vừa xấu hổ vừa tức giận. Vì chuyện này, Khoái Hội đã lập mưu giết Nam Tử - tức chính mẹ đẻ của mình nhưng bị bà hoàng này phát hiện nên phải chạy trốn đến nước Tống.

    Sau đó, Nam Tử khóc lóc tố cáo Khoái Hội với Linh Công, khiến vua nước Vệ tức giận phế bỏ vị trí thái tử của Khoái Hội.  

    Năm 481 TCN, Khoái Hội dấy binh, đoạt lại ngôi vua nước Vệ. Sự việc thành công, Khoái Hội đăng cơ lấy hiệu là Vệ Trang Công. Ngay khi lên ngôi, Vệ Trang Công liền cho người giết chết Nam Tử.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-hoang-hau-noi-tieng-thich-hong-hanh-vuot-tuong-va-vi-vua-dong-tinh-tinh-nguyen-dang-my-nam-cho-vo-a364473.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.