+Aa-
    Zalo

    Vì sao tội ác ngày càng man rợ và kẻ thủ ác ngày càng manh động?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) –PGS.TS Đỗ Văn Thọ - Giảng viên môn Tâm lý – Học viện Cảnh sát Nhân dân trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật về tình trạng phạm tội có xu hướng gia tăng và tính chất trở nên nghiêm trọng hơn, khiến dư luận bất an.

    (ĐSPL) –PGS.TS Đỗ Văn Thọ - Giảng viên môn Tâm lý – Học viện Cảnh sát Nhân dân trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật về tình trạng phạm tội có xu hướng gia tăng và tính chất trở nên nghiêm trọng hơn, khiến dư luận bất an.

    Trong thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra các vụ án mạng với mức độ và tính chất ngày càng nghiêm trọng. Mới đây nhất, tại TP.HCM cũng xảy ra vụ 2 giết người, sau đó chặt thành các khúc để phi tang. Ông có suy nghĩ gì khi tiếp nhận những thông tin trên?

    Tội ác ngày càng gia tăng: Cơ quan bảo vệ pháp luật… kém(chưa bt)

    Thi thể của một nạn nhân xấu số ở TP Hồ Chí Minh bị giết rồi bị cắt thành các khúc, sau đó cho vào túi nilon để phi tang được các cơ quan chức năng tìm thấy.

    Trước hết, là một con người, và cũng như bất cứ ai khác, cảm nghĩ đầu tiên khi nhận thông tin về những vụ án tương tự là thương cảm cho nạn nhân và hết sức căm phẫn đối với hành vi tàn bạo của đối tượng, trong đó tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường xảy ra cách đây hơn 1 năm.

    Có ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho số vụ án mạng gia tăng cả về tính chất lẫn mức độ phạm tội là do đạo đức xã hội bị xuống cấp và lớp trẻ nói chung, không loại trừ người lớn đang bị đầu độc bởi quá nhiều thứ. Ông có đồng tình với nhận định đó? Theo ông, còn có những nguyên nhân nào khác?

    Trong phân tích cơ chế tâm lý của hành vi phạm tội, thì yếu tố thúc đẩy đối tượng phạm tội, tức là động cơ phạm tội được hình thành từ những tác động tiêu cực của các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội, động cơ đó được hoàn thiện khi gặp được kích thích tiêu cực từ chính đối tượng bị xâm hại (trong tổng kết về tội giết người thì có tới 57,6\% nạn nhân là người “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” trước).

    Trước khi thực hiện hành vi phạm tội thì đối tượng cũng thường nghĩ tới những chuẩn mực đạo đức, pháp luật và thực tiễn điều tra, xử lý tội phạm của các cơ quan chức năng có nghiêm túc không? Và nếu động cơ không phải là động cơ “sống còn” (thù hận vì tình ái hay thù tức do bị chèn ép, trù úm…), mà hệ thống chuẩn mực xã hội chặt chẽ có hiệu lực, việc điều tra, xử lý tội phạm nghiêm túc thì phần lớn đối tượng sẽ dừng lại không thực hiện tội phạm.

    Với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, mỗi vụ việc đều có đặc điểm riêng, nhưng có thể thấy hầu như các đối tượng gây án đều trong trạng thái tâm lý bị kích động hoặc trạng thái mất kiểm soát của ý thức và đều có yếu tố “lỗi” của nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp.

    Vấn đề ở chỗ cái gì làm cho đối tượng bị rơi vào trạng thái không bình thường đó? Có thể lý giải đó là do dùng chất kích thích, có thể do bị “căng thẳng thần kinh quá tải” vì những tác động tiêu cực gặp phải trong cuộc sống… Tuy nhiên đây cũng chỉ là một khía cạnh của vấn đề thôi.

    Mặt khác, cũng phải đặt ra vấn đề rằng, tại sao đối tượng lại thực hiện được hành vi trót lọt rồi khá lâu sau đó mới bị phát hiện và do đó tội phạm đã không được ngăn chặn kịp thời? Phải chăng lỗi ở khâu “hoạt động kém hiệu quả” của cơ quan bảo vệ pháp luật? Hay có lỗi của nạn nhân? Và vấn đề quản lý và tổ chức đời sống xã hội có phải cũng có lỗi không?

    Tội ác ngày càng gia tăng: Cơ quan bảo vệ pháp luật… kém(chưa bt)

    Hung thủ Đặng Văn Tuấn giết chết em dâu rồi chặt xác thành 3 khúc để phi tang bị bắt giữ tại cơ quan điều tra.

    Có một điều rất đặc biệt, là trong các vụ án mạng nghiêm trọng, nạn nhân và hung thủ thường có mối quan hệ tình cảm với nhau. Vậy ông có thể lý giải vì sao khi đã có mối quan hệ tình cảm mà người ta có thể gây ra những vụ án man rợ đến thế?

    Về vấn đề các đối tượng xâm hại tới người thân, nhìn từ góc độ tâm thần học có thể nghĩ tới một hiện tượng tâm thần tương tự các giai đoạn trong giấc ngủ: khi đối tượng chuyển dần từ trạng thái ý thức sang vô thức, có một giai đoạn gọi là “cực kì trái ngược”, ở đó mọi sự đảo lộn, tốt thành xấu, kẻ thù thành ân nhân, người thân thành kẻ thù…

    Nếu đối tượng sử dụng chất kích thích thì có thể hành vi phạm tội được thực hiện trong trạng thái này. Trường hợp khác thì như đã nói, nếu động cơ phạm tội do tình ái (thù tức vì bị phụ tình hay ảo tưởng về tình yêu một chiều…) thì đối tượng sẽ bị yếu tố tình cảm lấn át làm cho mất lý trí mà hành động theo cảm xúc.

    Một số trường hợp thì người thân vô tình trở thành mục tiêu tấn công của kẻ mất lý trí (khi đối tượng ở trạng thái mất kiểm soát, những người thân là người ở gần với đối tượng nhất và nhiều khi là người ngăn cản hành vi không có lý trí của đối tượng nhưng lại không có biện pháp hợp lý và kĩ năng cần thiết).

    Đối với người chưa thành niên, những hành vi vi phạm pháp luật và đặc biệt là hành vi phạm tội tàn độc, vô nhân tính (như trường hợp Lê Văn Luyện) có thể thấy rõ ở đây có cả sự lệch lạc nghiêm trọng về đạo đức do kết quả của quá trình giáo dục, không được trang bị đúng đắn về hệ giá trị đạo đức, cả đặc điểm lứa tuổi là sự lấn át của cảm xúc đối với nhận thức – lý trí và cả nhu cầu đặc trưng của lứa tuổi: muốn thể hiện, khẳng định mình bằng hành vi khác thường…

    Các đối tượng phạm tôi ngày nay cũng đang dần có xu hướng trẻ hóa, nhiều đối tượng gây án mạng nghiêm trọng thậm chí chưa đến tuổi vị thành niên. Theo ông, vì sao lại có xu hướng này?

    Theo tôi, nếu nói chủ thể tội phạm đang có xu hướng trẻ hoá thì cũng hơi “oan”, vì tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội trong tổng số người phạm tội nhiều năm nay không có biến động lớn, nhưng có sự thật là người chưa thành niên đã phạm vào hầu hết các loại tội được quy định trong luật hình sự và trọng tội nhiều hơn.

    Điều này từ góc độ Tâm lý học có thể lý giải về khía cạnh sự năng động của tuổi trẻ dễ tiếp cận với nhiều tác động tiêu cực từ môi trường xã hội, đặc biệt là qua hệ thống truyền thông Internet hơn là với người lớn tuổi. Nguyên nhân thứ hai là thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm dẫn đến áp lực cả về nhu cầu tồn tại và “danh dự” của tuổi trẻ, trong khi nhiệt tình, mong muốn tự lập, làm giàu, thể hiện…rất mạnh nhưng cơ hội, điều kiện lại hẹp và hết sức khó khăn nên dễ phạm sai lầm rồi dẫn đến “cùng đường”, “liều”, hoặc thất vọng, bất mãn.

    Theo ông, làm thế nào để ngăn chặn tội ác ngay từ mầm mống thay vì để chúng có cơ hội phát triển và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho xã hội?

    Tội phạm là hiện tượng xã hội tất yếu trong điều kiện xã hội còn tư hữu về tư liệu sản xuất, còn tồn tại bất công và phân hoá giàu - nghèo, tuy nhiên, không phải là không ngăn chặn được, nhưng phải là sự chung tay của toàn xã hội một cách đồng bộ (từ việc làm sống lại những giá trị đạo đức truyền thống - đảm bảo hệ thống pháp luật chặt chẽ hiệu lực và các biện pháp đồng bộ, phù hợp với thực trạng trình độ dân trí, kinh tế xã hội của đất nước). Trong đó hết sức quan trọng là ý thức trách nhiệm, tinh thần dũng cảm của mọi người dân trong xây dựng quan hệ tình người trong cuộc sống và đấu tranh chống các loại tội phạm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-toi-ac-ngay-cang-man-ro-va-ke-thu-ac-ngay-cang-manh-dong-a63477.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan