+Aa-
    Zalo

    Việt Nam có thể quan sát hiện tượng "ảo ảnh Mặt Trăng mùa hè" vào đêm 5/5

    (ĐS&PL) - Vào ngày 5/5, ở Việt Nam có thể vẫn quan sát được hiện tượng "ảo ảnh Mặt Trăng mùa hè" với trăng tròn to bất thường màu cam cháy.

    Theo timeanddate.com, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực quan sát nguyệt thực trọn vẹn. Tại TP.HCM, nguyệt thực nửa tối dự kiến sẽ bắt đầu đêm 5/5, đạt cực đại vào lúc 0h22 sáng 6/5.

    Theo NASA, thực ra Mặt Trăng không hề biến đổi, mà người Trái Đất đang thấy hiện tượng "ảo ảnh Mặt Trăng mùa hè", vốn có thể dễ xuất hiện hơi khi bạn ở một thành phố lớn.

    "Ảo ảnh Mặt Trăng mùa hè" thường dễ quan sát nhất vào khoảng tháng 6, tuy nhiên các lần trăng tròn trước và sau đó cũng có thể thấy. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng.

    Người xem ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Úc, New Zealand và Nam Cực, cũng như Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có thể xem Mặt trăng bị che khuất.

    Người dân ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ hoặc hầu hết châu Âu sẽ không quan sát được nguyệt thực nửa tối vì Mặt Trăng sẽ ở dưới đường chân trời trong toàn bộ thời điểm Trái Đất ở trong bóng của Mặt Trăng.

    viet nam co the quan sat hien tuong ao anh mat trang mua he vao dem 55

    Mặt Trăng quan sát từ TP.HCM lúc 19h tối 4/5 có màu cam cháy và treo khá thấp trên bầu trời. (Ảnh: NLĐ)

    Sự kiện nguyệt thực lần này sẽ kéo dài tổng cộng 4 giờ 18 phút.

    Nguyệt thực nửa tối toàn phần xảy ra khi Trái đất nằm chính giữa Mặt trời và Mặt trăng, và là một phần của quỹ đạo của Mặt trăng thẳng hàng giống như nguyên nhân gây ra nhật thực toàn phần gần đây .

    Mặc dù trăng tròn trên bầu trời cao thường quá sáng để nhìn trong hơn một vài giây, nhưng trăng tròn trong lần nguyệt thực này sẽ rất dễ quan sát mà không bị lóa. Các nhà quan sát có thể nhận thấy bóng râm trên bề mặt Mặt trăng, theo EarthSky.

    Với những người quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng trông tối đi nhưng không biến mất hoàn toàn.

    Những lần nguyệt thực hiếm hoi như thế này gây tối nhiều hơn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường dễ dàng hơn.

    Sự kiện nguyệt thực nửa tối toàn phần rất hiếm gặp. Một khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối hoàn toàn, nhiều khả năng ít nhất một phần Mặt Trăng sẽ chạm tới vùng bóng tối (umbra) - phần bên trong tối hơn của bóng Trái Đất.

    Lần gần đây nhất có thể quan sát nguyệt thực nửa tối từ Bắc Mỹ là vào ngày 30/11/2020 và hiện tượng thiên văn đặc biệt này sẽ trở lại vào ngày 25/3/2024.

    Nguyệt thực toàn phần tiếp theo thường được gọi là "trăng máu" - sẽ diễn ra vào ngày 13-14/3 năm 2025.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-co-the-quan-sat-hien-tuong-ao-anh-mat-trang-mua-he-vao-dem-55-a574385.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan