+Aa-
    Zalo

    Việt Nam nâng cấp xe bọc thép làm nhiệm vụ cơ động

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau cải tiến, nâng cấp, xe thiết giáp BTR-152 đã được hoạt động thử nghiệm ở các loại đường khác nhau, như trong huấn luyện ở thao trường, nhiệm vụ cơ động.

    Sau cải tiến, nâng cấp, xe thiết giáp BTR-152 đã được hoạt động thử nghiệm ở các loại đường khác nhau, như trong huấn luyện ở thao trường, nhiệm vụ cơ động.

    Tại Bộ CHQS tỉnh Tuyên Quang, Hội đồng nghiệm thu cải tiến kỹ thuật Quân khu 2 vừa tiến hành nghiệm thu cải tiến, nâng cấp xe thiết giáp BTR-152.

    Do xe thiết giáp BTR-152 đã qua nhiều năm sử dụng, đến nay không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện và cơ động, nên Bộ tư lệnh Quân khu 2 đã chỉ đạo tập trung cải tiến, lắp động cơ đi-ê-zen thay cho động cơ xăng trước đây, lắp ly hợp, hộp số mới; chuyển đổi hệ thống lái sang trợ lực thủy lực; lắp hệ thống tín hiệu, đèn, còi ưu tiên, gương chiếu hậu; nâng cấp hệ thống truyền lực, phanh, treo chạy, nóc xe; sửa chữa nâng cấp thân xe, gạt mưa, cứu hỏa, thông gió, thông tin, ghế đệm, bơm lốp; bảo dưỡng đồng bộ, thay dầu, mỡ các cụm. 
    Qua trực tiếp kiểm tra và tổ chức cho xe chạy ở các địa hình khác nhau, Hội đồng nghiệm thu cải tiến kỹ thuật Quân khu 2 đánh giá cao kết quả và chất lượng các nội dung nâng cấp, cải tiến của xe BTR-152 và nhất trí cho xe đi vào hoạt động phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng cơ động.
    Sau cải tiến, nâng cấp, xe đã được hoạt động thử nghiệm ở các loại đường khác nhau, đặc biệt đã được thử nghiệm trong huấn luyện ở thao trường và thực hiện nhiệm vụ cơ động. Qua hoạt động, xe đều có tình trạng kỹ thuật tốt, các cụm, hệ thống trên xe đồng bộ hoạt động ổn định...
    Mô hình xe bọc thép quân sự BTR-152.
    Xe BTR - 152 trong triển khai huấn luyện thực địa và giúp người dân phòng chống thiên tai, bão lũ.
    BTR-152 nguyên thuỷ do Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1950-1962 với 15.000 chiếc được xuất xưởng, phục vụ tại 25 quốc gia trên thế giới tính tới thời điểm này.
    Cấu trúc thân xe là kiểu hàn thép, vỏ giáp có độ dày từ 15-9mm, phần mỏng nhất nằm ở sàn xe, 4mm. Cabin có hai cửa, kính chắn gió được bảo vệ bởi 2 tấm sắt có khe nhìn, có thanh đóng mở riêng.

    Theo Infonet

    Xem thêm clip thử nghiệm máy bay trực thăng tự chế tại Việt Nam:

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-nang-cap-xe-boc-thep-lam-nhiem-vu-co-dong-a25837.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    10 chiếc xe quân sự kỳ lạ trong Thế chiến I

    10 chiếc xe quân sự kỳ lạ trong Thế chiến I

    Đây là danh sách của 10 chiếc xe quân sự kỳ lạ, được sản xuất tới năm 1918, bao gồm cả xe chiến đấu, xe bọc thép và xe tải bọc thép. Hầu hết trong số chúng, đã được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, bắt đầu từ tháng 7/1914 và kéo đến tháng 11/1918.