+Aa-
    Zalo

    Vinasun “tố” Bộ GTVT kéo dài thí điểm, hợp pháp hóa hoạt động của Grab

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vinasun đặt nghi vấn Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang có chủ ý kéo dài thời hạn thí điểm của Đề án 24 về xe hợp đồng điện tử.

    Vinasun đặt nghi vấn Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang có chủ ý kéo dài thời hạn thí điểm của Đề án 24 về xe hợp đồng điện tử, mặc nhiên để nhiều hệ lụy từ hoạt động của Grab kéo dài cho đến năm 2020, 2021.

    Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ bày tỏ nhiều ý kiến không đồng tình với dự thảo sửa đổi Nghị định 86 của Bộ GTVT.

    Trong văn bản gửi Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, lãnh đạo Vinasun đánh giá dự thảo sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang được Bộ trưởng Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ tuy có một số thay đổi, điều chỉnh nhưng những quy định về xe hợp đồng điện tử, thời hạn áp dụng... đang tạo ra sự hoang mang, lo lắng cho các doanh nghiệp vì gần như là sự hợp pháp hóa cho hoạt động của taxi Grab từ trước tới nay.

    Cụ thể, ông Trương Đình Quý - Phó Tổng Giám đốc Vinasun đề nghị bỏ quy định về xe vận tải hợp đồng điện tử, xác định rõ bản chất dịch vụ Grab là vận tải taxi. Lý do được đưa ra là quy định này sai phạm nghiêm trọng về mô hình vận tải hợp đồng điện tử, gây thất thoát thuế lớn và không đảm bảo được an toàn cho hành khách.

    Vinasun đề nghị xác định rõ bản chất dịch vụ Grab là vận tải taxi. Ảnh: Dân trí

    Lãnh đạo Vinasun dẫn chứng thời gian thi hành một số điều, khoản liên quan quy định về giám sát hành trình của xe, yêu cầu cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận tải qua phần mềm và đặt nghi vấn Bộ GTVT đang có chủ ý kéo dài thời hạn thí điểm của Đề án 24 về xe hợp đồng điện tử, mặc nhiên để nhiều hệ lụy từ hoạt động của Grab kéo dài cho đến năm 2020, 2021.

    Trước đó, Vinasun cho hay, hệ lụy thứ nhất là số lượng vận tải taxi đến cuối năm 2017 đã giảm mạnh từ 12.654 xe đã giảm xuống còn hơn 9.600 xe. Trong số này Mai Linh chiếm 3.539 xe, Vinasun chiếm 5.856 xe. 5 doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống  đã ngừng hoạt động gồm Savico, Hoàng Long, Tràm Thành, Minh Đức Tân Phú và Công ty cổ phần Sài Gòn Sân bay. Tổng số xe hiện chỉ còn 8.500 xe.

    “Kết cục dành cho cả doanh nghiệp, tài xế taxi chính thống và cả tài xế Grab đều rất bi đát, ảnh hưởng tới đời sống lao động, việc làm của hàng trăm nghìn người lao động trên phạm vi cả nước” -  Dân trí dẫn lại thông tin từ Vinasun cho biết.

    Hệ lụy thứ 2 theo Vinasun là tình trạng Nhà nước thất thu thuế. Theo số liệu thống kê, doanh thu vận tải đường bộ toàn ngành trên địa bàn TP.HCM năm 2017 giảm đi 3.600 tỷ đồng, có nghĩa là cùng với tốc độ phát triển xe cực lớn mà doanh thu lại giảm đi. Năm 2017, doanh thu ngành tăng trưởng âm 22% so với năm 2016 và bằng 3 năm trước đó là năm 2014.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vinasun-to-bo-gtvt-keo-dai-thi-diem-hop-phap-hoa-hoat-dong-cua-grab-a239496.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan