+Aa-
    Zalo

    Vụ tổ chức đòi nợ thuê "núp bóng" công ty luật: Công ty Pháp Việt được "cắt phế" bao nhiêu?

    (ĐS&PL) - Công ty Pháp Việt được các ngân hàng và công ty tài chính trả cho từ 25 - 35% trên tổng số tiền thu được. Số tiền này, Ban giám đốc công ty trả lương cho nhân viên và mua các công cụ, phương tiện phục vụ việc đe dọa, khủng bố khách hàng còn nợ tiền.

    Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 5 đối tượng có liên quan đến tổ chức tội phạm 'núp bóng' công ty tư vấn luật thực hiện hành vi đe dọa, khủng bố nhằm cưỡng đoạt tài sản.

    Cụ thể, các đối tượng bị bắt tạm giam gồm: Hà Thị Hiệp (SN 1990), Nguyễn Thanh Hải, Trần Văn Châu (SN 1980), Hồ Quốc Hùng (SN 1987) và Nguyễn Đình Thành.

    Cùng hành vi trên, công an còn tạm giữ hình sự khẩn cấp đối với 10 đối tượng khác.

    Các đối tượng trên đều liên quan đến sai phạm của Công ty Luật TNHH Pháp Việt (Công ty Pháp Việt; trụ sở trên đường Lê Văn Huân, quận Tân Bình, TP.HCM).

    vu to chuc doi no thue nup bong cong ty luat cong ty phap viet duoc cat phe bao nhieu
    Trần Văn Châu, Phó Giám đốc Công ty luật TNHH Pháp Việt. Ảnh: Công an Tiền Giang

    Theo báo Công an TP.HCM, bước đầu các đối tượng khai nhận đây là tổ chức tội phạm hoạt động “núp bóng” công ty tư vấn luật, có quan hệ hợp tác với một số tổ chức ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa hợp đồng trợ giúp pháp lý do Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng là Phó giám đốc Công ty Pháp Việt cầm đầu.

    Các đối tượng đều không có văn bằng chuyên ngành luật, mà chỉ thuê một người đứng tên đăng ký pháp nhân công ty. Tổ chức tội phạm này có sự phân công cụ thể từng công việc cho nhân viên công ty thông qua Trưởng phòng và các nhóm trưởng.

    Nguồn tin cho hay, trung bình mỗi tháng, công ty nhận từ các ngân hàng, công ty tài chính 141.000 - 241.000 hợp đồng vay tiền của các khách hàng chưa trả được để phân chia cho các nhân viên công ty đòi nợ bằng hình thức đe dọa, khủng bố nói trên. Qua điều tra đến nay, số tiền các đối tượng đã thu được là gần 1.000 tỷ đồng.

    Công ty được các ngân hàng và công ty tài chính trả cho từ 25 - 35% trên tổng số tiền thu được. Số tiền này, Ban giám đốc công ty trả lương cho nhân viên và mua các công cụ, phương tiện phục vụ việc đe dọa, khủng bố khách hàng còn nợ tiền.

    Với lợi nhuận rất lớn từ hành vi cưỡng đoạt tài sản nêu trên, các đối tượng này không từ một thủ đoạn nào để buộc nạn nhân phải trả tiền. Bước đầu, Cơ quan CSĐT đã xác định được hàng ngàn bị hại trên phạm vi cả nước.

    Theo báo Tiền Phong, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương phối hợp với các Cục nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân các cấp sớm kết luận điều tra, đưa vụ án ra xét xử để cảnh báo, răn đe các đối tượng có hoạt động tương tự.

    Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang kêu gọi các đối tượng có liên quan công ty luật TNHH Pháp Việt sớm trình diện, hợp tác khai nhận hành vi phạm tội để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đồng thời kêu gọi các bị hại, nạn nhân của tổ chức tội phạm nêu trên cung cấp thêm thông tin qua Phòng Cảnh sát hình sự, số điện thoại 0693.599.511 hoặc liên hệ cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, giúp đỡ.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-to-chuc-doi-no-thue-nup-bong-cong-ty-luat-cong-ty-phap-viet-duoc-cat-phe-bao-nhieu-a566826.html
    Biến tướng của “đòi nợ thuê”

    Biến tướng của “đòi nợ thuê”

    Sau khi Luật Đầu tư sửa đổi với quy định cấm “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” được thông qua, dịch vụ đòi nợ thuê bị “khai tử”. Tuy nhiên, loại hình này lại biến tướng sang một dạng khác để núp bóng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Biến tướng của “đòi nợ thuê”

    Biến tướng của “đòi nợ thuê”

    Sau khi Luật Đầu tư sửa đổi với quy định cấm “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” được thông qua, dịch vụ đòi nợ thuê bị “khai tử”. Tuy nhiên, loại hình này lại biến tướng sang một dạng khác để núp bóng.