+Aa-
    Zalo

    Vừa ra tù vì trộm cắp, thanh niên tiếp tục giở trò "hai ngón"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bị người dân truy đuổi, Duy chạy ngược chiều vào đường Trương Định thì bị Trung sĩ Công an quật ngã bắt gọn...

    (ĐSPL) - Bị người dân truy đuổi, Duy chạy ngược chiều vào đường Trương Định thì bị Trung sĩ Công an quật ngã bắt gọn...

    Chiều 9/11, Công an phường 7 (quận 3, TP.HCM) vẫn đang tạm giữ và lấy lời khai nghi can Lê Duy (25 tuổi, ngụ quận 3) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản - tin tức đăng tải trên báo Dân Việt.

    Đối tượng Duy tại cơ quan côgn an - Ảnh: báo Dân Việt

    Theo báo Công an nhân dân, khoảng 15h30’ ngày 9/11, Duy điều khiển xe máy BKS 59N1-087.19 lưu thông trên các tuyến đường tìm “con mồi” cướp lấy tài sản bán tiêu xài. 

    Phát hiện chị Nguyễn Thị Mỹ T. (26 tuổi, ngụ Gò Vấp) đang lưu thông đến góc giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Trần Quốc Thảo, Duy áp sạt giật chiếc giỏ xách rồi tăng ga bỏ chạy.

    Người dân lập tức truy đuổi, bí quá Duy chạy ngược chiều vào đường Trương Định (hướng từ Võ Thị Sáu về Trương Định). 

    Lúc này Trung sĩ Nguyễn Đình Phú – Thuộc Tiểu đoàn bảo vệ mục tiêu và bảo vệ hàng hóa đặc biệt, trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam TP. Hồ Chí Minh đang làm nhiệm vụ tại bốt trực Truyền hình Công an nhân dân (ANTV phía Nam) nghe tiếng truy hô đã chạy ra quật ngã, khống chế Duy bắt giao Công an phường 7, quận 3.

    Tang vật là chiếc giỏ xách bên trong có nhiều thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân và 1 triệu tiền mặt. Được biết Duy sau khi thụ án 7 năm về tội “cướp giật tài sản” vừa mãn hạn tù lại tiếp tục “ngựa quen đường cũ”.

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    đ) Hành hung để tẩu thoát;
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch tử nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    PHƯƠNG ANH(Tổng hợp)

    [mecloud]dL06tldzOK[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vua-ra-tu-vi-trom-cap-thanh-nien-tiep-tuc-gio-tro-hai-ngon-a169843.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan