+Aa-
    Zalo

    Vui vui đi khám sức khỏe cùng nhóm bạn, người đàn ông 57 tuổi phát hiện mắc đái tháo đường type 2

    (ĐS&PL) - Vui vui đồng ý đi khám sức khỏe cùng nhóm bạn, người đàn ông 57 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện mắc đái tháo đường type 2.

    Ông Nguyễn Văn Nam (57 tuổi, quê Thường Tín, Hà Nội) trong một lần được nhóm bạn rủ đi khám sức khoẻ, vui vui nên ông đồng ý đi cùng.

    Nhưng khi đi khám, ông bất ngờ phát hiện mắc bệnh đái tháo đường type 2. Ngay khi có kết quả, ông được bác sĩ gọi điện thông báo cần phải nhập viện cấp cứu ngay, vì đường huyết quá cao. Nếu không nhập viện có thể rơi vào tình trạng hôn mê.

    Ông Nam được nhập viện và điều trị với chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2. Sau 2 tuần điều trị, đường huyết về ổn định nên được xuất viện. Bác sĩ dặn ông cần phải tiêm insulin và uống thuốc đúng giờ để kiểm soát đường huyết.

    "Tôi chủ quan vì nghĩ sức khoẻ ổn định, nên bỏ thuốc, công việc lại thường xuyên nhậu nhẹt, ăn uống thất thường, cơ thể tôi bắt đầu sút cân, suy nhược nên được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện gần nhà. Ngay lập tức tôi phải nhập viện cấp cứu và sau đó hôn mê mất 15 ngày”, ông Nam cho hay.

    thuong xuyen nhau nhet an uong that thuong khien nguoi dan ong roi vao hon me
    Bỏ thuốc điều trị, sử dụng nhiều rượu bia khiến người đàn ông 3 lần nhập viện, 1 lần rơi vào hôn mê. Ảnh minh hoạ

    Nằm viện khoảng 20 ngày, ông được cho xuất viện. Tuy nhiên, lo sợ bệnh tình chưa khả quan, ông tiếp tục lên Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám và điều trị định kỳ. 

    "Tôi được bác sĩ tại đây điều trị đang ổn định. Sau đó, tôi lại nghe một người thân giới thiệu uống thuốc nam có thể điều trị được đái tháo đường, nên tôi bỏ thuốc theo đơn bệnh viện và chỉ uống thuốc nam để điều trị bệnh.

    Uống được một thời gian tôi lại có tình trạng mệt mỏi nhiều, khát nước, sút cân. Tôi tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám và được bác sĩ nhập viện cấp cứu một lần nữa", ông Nam chia sẻ.

    Nói thêm về nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 ông Nam cho rằng là do ăn uống không cân đối. Ông Nam thích ăn nhiều cơm, thịt và uống nhiều rượu bia, ít vận động.

    Qua nhiều lần phải nhập viện cấp cứu do đường huyết tăng cao ông Nam đã “sợ” uống thuốc nam. Giờ ông biết bệnh đái tháo đường typ2 là bệnh mạn tính phải dùng thuốc suốt đời và hiện chưa có phương thuốc nào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, nên ông rất tuân thủ điều trị.

    TS.BS Lâm Mỹ Hạnh, Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân Nam nhập viện trong tình trạng đường huyết tăng rất cao, tăng áp lực thẩm thấu máu. Bệnh nhân này trước đó đã dùng thuốc kiểm soát đường huyết ổn định sau đó tự ý bỏ thuốc điều trị để uống thuốc nam. Khi bệnh nhân nhập viện, đã được bù dịch tích cực và truyền insulin tĩnh mạch liên tục qua bơm tiêm điện.

    Không chỉ có bệnh nhân Nam mà vẫn còn rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường “sợ” dùng thuốc tây chuyển sang uống thuốc nam.

    z50200722474183a284802c3d735212c43d7f2eb33d498
    Bác sĩ Lâm Mỹ Hạnh

    Theo bác sĩ Mỹ Hạnh, có một số bệnh nhân điều trị có quan niệm sai lầm uống thuốc tây điều trị đái tháo đường sẽ ‘làm hỏng’ thận, gan… Do vâỵ, bệnh nhân đã chuyển sang uống thuốc nam, thuốc bắc, thuốc lá với mục đích ‘đỡ làm hại’ đến gan, thận.

    Cơ chế của cơ thể khi thuốc được đưa vào cơ thể, đều được chuyển hoá và đào thải qua gan và thận. “Do vậy, uống thuốc tây, hay thuốc nam thuốc bắc thì đều phải đào thải qua gan, thận. Nguy hiểm hơn, các loại thuốc nam hoạt tán không rõ nguồn gốc, thậm chí có trộn các loại thuốc tây hạ đường huyết trong đó mà người bệnh không biết, nên có nguy cơ gây hạ đường huyết do không có liều lượng cụ thể với mỗi bệnh nhân, dẫn đến nhiều bệnh nhân phải cấp cứu vì hạ đường huyết”, bác sĩ Mỹ Hạnh nói.

    Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao xuất hiện một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh....

    Theo bác sĩ Hạnh một trong các biến chứng gây tử vong nhiều nhất ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng tim mạch như bệnh động mạch vành (nhồi máu cơ tim), bệnh nạch máu não (đột quỵ)…. Huyết áp cao, mỡ máu tăng cao, kiểm soát đường huyết kém và nhiều yếu tố nguy cơ khác cộng gộp làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

    Biến chứng thận là do tổn thương các mạch máu nhỏ ở cầu thận dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị theo dõi đúng cách có thể dẫn tới suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo.

    Biến chứng thần kinh: Bệnh nhân đái tháo đường lâu năm có thể bị các biến chứng thần kinh tự động, biến chứng thần kinh ngoại vi…. có thể biểu hiện dưới dạng các bất thường về tiêu hóa, sinh dục (rối loạn cương dương…), dị cảm và mất cảm giác ở đầu ngón chân, tay. Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân, dẫn đến không nhận biết được các vết thương ở giai đoạn sớm, làm vết thương lan rộng gây nhiễm trùng và hoại tử ngọn chi nên phải tháo khớp và cắt cụt chi. 

    Biến chứng mắt: Mức đường máu cao liên tục không kiểm soát tốt là nguyên nhân chính gây ra biến chứng võng mạc.

    Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Phụ nữ mắc đái tháo đường khi mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có nguy cơ mắc một số biến chứng như: tiền sản giật, sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ tử vong sau khi trẻ sinh ra….

    XEM THÊM: Nghe lời “thầy lang tiktok” dùng cỏ chữa suy thận, người đàn ông chuyển giai đoạn nặng

    Bác sĩ Mỹ Hạnh khuyến cáo, người dân đã mắc đái tháo đường cần phải đi khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc gì không rõ nguồn gốc hoặc khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, để kiểm soát đường huyết cần quản lý chế độ ăn và tăng cường vận động thể dục thể thao.

    Mộc Trà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vui-vui-di-kham-suc-khoe-cung-nhom-ban-nguoi-dan-ong-57-tuoi-phat-hien-mac-dai-thao-duong-type-2-a606300.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Hộ Tạng Đường - Giải pháp kiểm soát toàn diện bệnh đái tháo đường

    Hộ Tạng Đường - Giải pháp kiểm soát toàn diện bệnh đái tháo đường

    Với thành phần là “Tứ quý trong hỗ trợ điều trị cho người bệnh đái tháo đường” - Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn - TPBVSK Hộ Tạng Đường tác động sâu vào căn nguyên gây đái tháo đường, từ đó giúp ổn định chỉ số đường huyết, phòng và cải thiện các biến chứng do căn bệnh này gây ra.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hộ Tạng Đường - Giải pháp kiểm soát toàn diện bệnh đái tháo đường

    Hộ Tạng Đường - Giải pháp kiểm soát toàn diện bệnh đái tháo đường

    Với thành phần là “Tứ quý trong hỗ trợ điều trị cho người bệnh đái tháo đường” - Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn - TPBVSK Hộ Tạng Đường tác động sâu vào căn nguyên gây đái tháo đường, từ đó giúp ổn định chỉ số đường huyết, phòng và cải thiện các biến chứng do căn bệnh này gây ra.