+Aa-
    Zalo

    Xây dựng đền thờ Trần Hưng Đạo tại Thanh Hóa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dự án đầu tư công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trần Hưng Đạo đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt với tổng mức đầu tư là 27,559 tỷ đồng.

    (ĐSPL) - Dự án đầu tư công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trần Hưng Đạo đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt với tổng mức đầu tư 27,559 tỷ đồng.

    Quần thể Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Trần Hưng Đạo sẽ được xây dựng trên khuôn viên hơn 3ha, tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư 27,559 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách huyện Hà Trung và các nguồn vốn khác. Công trình bao gồm các hạng mục như: Cổng đền, giếng đền, nhà thờ mẫu, khu chính điện và hệ thống khuôn viên cây xanh quanh đền thờ.

    Đền thờ Trần Hưng Đạo tại xã Hà Dương có lịch sử từ hàng trăm năm nay. Năm 1996, đền được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, còn lưu giữ nhiều di vật, hiện vật cổ có giá trị. Ngôi đền đã được trùng tu hoàn chỉnh vào năm Tự Đức thứ 3 (1850).

    Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào tháng 3/1285, để bảo toàn lực lượng và né tránh sự bao vây, tấn công của giặc Nguyên - Mông, Trần Hưng Đạo - vị tướng lĩnh tài ba đã trực tiếp đưa hai vua Trần theo đường Thần Phù - sông Hoạt đến vùng Thổ Khối nương náu một cách an toàn. Ở vùng Hà Trung, Nga Sơn và một số huyện lân cận khác đều coi đền Đức Thánh Trần ở Thổ Khối (xã Hà Dương) là đền thờ chính ở xứ Thanh. Vì vậy, đến ngày giỗ Trần Hưng Đạo, người từ các nơi trong, ngoài huyện đều nô nức kéo về đây cúng lễ rất đông.

    Cho đến nay, sau hơn 700 năm đã đi qua mà ở vùng đất Thổ Khối – Hà Dương vẫn còn lưu truyền khá nhiều truyền thuyết có liên quan đến Trần Hưng Đạo và quân đội nhà Trần trong những ngày nương náu ở đây, như chuyện nướng cá nấu cơm cho vua ăn, rồi chỗ khu vực đất đền thờ thì dân gian gọi là đất thành dinh – tức chỗ Trần Hưng Đạo và hai vua Trần đóng “Dinh” tại đó… Vì vậy, cho đến nay, trong ngày giỗ đức Thánh Trần, dân địa phương vẫn còn giữ tục lệ cúng cơm và cá nướng một cách rất thành kính như ngày nào Trần Hưng Đạo đã từng bắt cá và nướng cá cho vua Trần ăn ở vùng đất này đây.

    Việc xây dựng khu di tích lịch sử đền thờ Trần Hưng Đạo không chỉ có ý nghĩa tôn vinh vị tướng văn, võ song toàn triều Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, mà còn góp phần tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông để lại, giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Với ý nghĩa và giá trị của di tích, từ năm 1996, Di tích Đền thờ Trần Hưng Đạo đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

    Trước đó, vào đêm 4 rạng sáng 5/3 (tức đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng), Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Đức thánh Trần, xã Hà Dương đã tổ chức lễ Khai ấn, Phát ấn Đền Trần năm 2015. Năm nay, Ban tổ chức khai ấn Đền Trần xã Hà Dương chuẩn bị khoảng 4.000 chiếc ấn để phát miễn phí cho du khách. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xay-dung-den-tho-tran-hung-dao-tai-thanh-hoa-a86112.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan