+Aa-
    Zalo

    Xem nhà máy nước sạch tại Vĩnh Phúc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Tứ Trưng - Ngũ Kiên đưa vào hoạt động năm 2014, công suất 2.500m3/ngày đêm, cung cấp nước cho 2 xã Tứ Trưng và Ngũ Kiên.

    Đến thăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Tứ Trưng - Ngũ Kiên đưa vào hoạt động năm 2014, công suất 2.500m3/ngày đêm, cung cấp nước cho 2 xã Tứ Trưng và Ngũ Kiên.

    Đến nay đã có trên 80% người dân 2 xã đấu nối, sử dụng nước sạch từ công trình. Thời gian tới, chúng tôi tuyên truyền để 100% người dân được dùng nước hợp vệ sinh”.

    Là một tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với 112 xã nông thôn, những năm gần đây Vĩnh Phúc đã tập trung tối đa các nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề, chế biến nông sản, mở rộng dịch vụ… Nhờ đó, thu nhập của người dân không ngừng tăng cao.

    Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Tứ Trưng - Ngũ Kiên

    Song bên cạnh mặt tích cực thì vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế rất cần được quan tâm xử lý. Đó là tình trạng chất thải, nước thải từ các ngành nghề nông thôn đã ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước, từ đó tác động không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân nông thôn.

    Thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nước sạch nông thôn (NS- VSMTNT), vay vốn Ngân hàng Thế giới dành cho 8 tỉnh ĐBSH, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống xử lý nước của công trình đạt yêu cầu về các hạng mục thiết kế, lắp đặt đúng quy chuẩn, nhiều trang thiết bị hiện đại như trạm bơm nước thô, tháp ôxy hóa (dàn mưa), khu xử lý lắng lọc, bể chứa nước sạch, trạm bơm nước sạch, hệ thống đường ống chuyển tải và phân phối nước đến các hộ…

    Năm 2017, bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới thuộc Chương trình NS- VSNTMT, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung qui mô liên xã của huyện Vĩnh Tường, công suất thiết kế 8.000m3/ngày đêm cấp nước cho 15.600 hộ dân, đến quý I/2018 đã hoàn thành đưa vào vận hành chạy thử.

    Hiện nhà máy cấp nước cho các hộ dân của 7/12 xã, gồm Tuân Chính, Lý Nhân, Thượng Trưng, Phú Thịnh, Bồ Sao, Cao Đại, Lũng Hòa, tiếp tục thi công giai đoạn II lắp đặt đường ống, đấu nối đồng hồ cho 5 xã, gồm Tân Tiến, Đại Đồng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân.

    Công trình nước sạch tập trung Đại Tự - Phú Đa

    Còn nhà máy cấp nước sạch liên xã Thái Hòa-Hoa Sơn, thuộc hợp phần cấp nước, chương trình ProrP, có tổng vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Nhà máy này chính thức đi vào vận hành từ năm 2015, với công suất thiết kế đạt 2.500m3/ngày, đêm và khả năng đảm bảo cấp nước sạch phục vụ nhu cầu gần 3.000 hộ dân. Hiện đã có trên 85% hộ dân trong vùng dự án đăng ký sử dụng nước sạch từ nhà máy.

    Trước đây, người dân địa phương chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng khơi , chất lượng nước không được đảm bảo do tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi , nhất là tại các khu vực dọc sông Phó Đáy.

    Nhiều gia đình phải sử dụng biện pháp xây bể lọc nước thủ công hoặc mua máy lọc nước mini để sử dụng nhưng chi phí lớn mà hiệu quả không cao. Từ khi nhà máy cấp nước sạch đi vào hoạt động, người dân rất vui mừng, phấn khởi vì được sử dụng nguồn nước giá rẻ, đảm bảo vệ sinh, không còn canh cánh nỗi lo về chất lượng. Đến nay, đa phần người dân địa phương đều đăng ký sử dụng nước sạch, nhiều tổ dân phố đạt tỷ lệ 100% số hộ gia đình sử dụng nước sạch.

    Nhà máy cấp nước sạch liên xã Thái Hòa- Hoa Sơn cùng với 3 nhà máy cấp nước sạch là Nhà máy liên xã Tứ Trưng- Ngũ Kiên (Vĩnh Tường), Nhà máy liên xã Hồng Phương- Liên Châu (Yên Lạc), Nhà máy liên xã Đại Tự (Yên Lạc)- Phú Đa (Vĩnh Tường) và 1 nhà máy cấp nước tập trung cho 12 xã của huyện Vĩnh Tường là các dự án trong hợp phần cấp nước, thuộc chương trình ProrP trên địa bàn tỉnh.

    Nhờ làm tốt công tác triển khai các dự án và bố trí vốn đối ứng thực hiện chương trình, hiện 4 nhà máy cấp nước sạch liên xã đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng cấp nước cho nhân dân. Đối với nhà máy cấp nước sạch tập trung cho 12 xã trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai 5 gói thầu cấp nước cho 7 xã, được khởi công từ tháng 3/2016, bắt đầu bơm nước cho nhân dân sử dụng từ tháng 1/2018, hiện đã có trên 5.000 hộ gia đình đã lắp đặt nước sạch và nhiều hộ khác tiếp tục đăng ký; giai đoạn 2 triển khai 2 gói thầu cung cấp nước cho 5 xã còn lại, khởi công từ tháng 3/2017, hiện nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành và đưa vào cấp nước cho nhân dân.

    Cùng với thực hiện tốt việc đầu tư, xây dựng các nhà máy cấp nước sạch, tỉnh tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch, từ đó khuyến khích, vận động, hỗ trợ người dân đăng ký sử dụng nước sạch từ các công trình hiện có; chủ động phối hợp triển khai chương trình ProrP với đầy đủ các nội dung, tiêu chí, đồng thời định kỳ báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện, chất lượng hoàn thành các công việc theo quy định; chỉ đạo sát sao các doanh nghiệp cấp nước có đấu nối cho khu vực nông thôn kiểm đếm đấu nối sử dụng nước, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đăng ký và sử dụng nước sạch.

    Đến nay, toàn tỉnh có trên 91% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó 51% người dân được sử dụng nước sạch. Riêng năm 2017, có hơn 9300 hộ gia đình đấu nối sử dụng nước các công trình cấp nước sạch nông thôn , tăng hơn 20% so với kế hoạch đề ra; gần 60.000 người được hưởng lợi từ các công trình cấp nước bền vững.

    Đến hết năm 2017, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 95,33%; dân số nông thôn dùng nước sạch theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế 51,38%; hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh 87,06%; hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp hợp sinh 81,66%; trường học sử dụng nước, nhà tiêu hợp hợp sinh 99,11%; 100% số trạm y tế được sử dụng nước và nhà tiêu.

    ProrP là chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả đầu ra, được thực hiện tại khu vực đồng bằng Sông Hồng, bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử dụng hiệu quả dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn. Là 1 trong 8 tỉnh, thành triển khai dự án, thời gian qua Vĩnh Phúc tập trung nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả dự án, góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn.

    Mai Hồ (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xem-nha-may-nuoc-sach-tai-vinh-phuc-a257559.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan