+Aa-
    Zalo

    “Xuân dược” giúp Quý phi già mê hoặc quân vương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong đời sống hậu cung xưa, phụ nữ không có nhan sắc, tuổi cao mà lại mất khả năng sinh nở hầu như không giành được sự sủng ái. Nhưng Vạn Quý phi lại làm được điều đó.

    Trong đời sống hậu cung xưa, một người phụ nữ không có nhan sắc “chim sa cá lặn”, tuổi đã cao lại mất khả năng sinh nở thì hầu như không có cơ hội giành được sự sủng ái của quân vương. Tuy nhiên Vạn Quý phi thời nhà Minh lại làm được điều “tự cổ chí kim chưa từng có” ấy.

    “xuân dược” gối đầu giường giúp Quý phi già mê hoặc quân vương

    Vạn Trinh Nhi và mối tình chị em với vua Minh Hiến Tông được tái hiện trên phim.

    Bằng khả năng “giường chiếu” điêu luyện, Vạn thị đã nắm giữ được trái tim hoàng đế nhỏ hơn mình 17 tuổi trong suốt 20 năm, khiến Minh Hiến Tông trở thành vị vua “khó hiểu” nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Theo các giai thoại thì để làm hoàng đế “hài lòng” chốn phòng the ngay cả khi đã gần 60 tuổi, Vạn Quý Phi đã “giắt lưng” một bí quyết đặc biệt.

    Gần 60 vẫn khiến vua mê mẩn

    Vạn Quý phi tên thật là Vạn Trinh Nhi, 4 tuổi đã vào cung làm nô tì cho Tôn Thái hậu. Bước vào tuổi thanh xuân, Vạn thị cũng được cho là một cung nữ có nhan sắc. Tuy nhiên, để “ngoi” được lên giữa chốn cung điện hàng ngàn mỹ nữ thì nhan sắc ấy không là gì. Điểm mạnh thực sự của Vạn thị là sự thông minh, lanh lợi. Nhờ giỏi nghe ngóng thăm dò, hầu hạ chu đáo, Vạn Thị được Tôn thái hậu sủng ái. Năm 19 tuổi, Vạn thị được thái hậu cắt cử làm người hầu của thái tử Chu Kiến Thâm, khi đó mới 2 tuổi. Vạn thị lớn hơn Châu Kiến Thâm 17 tuổi, lại nắm rõ nhiều mưu mẹo chốn thâm cung nên đã dùng thủ đoạn lôi kéo, dẫn dụ được chàng thái tử niên thiếu này quan hệ xác thịt, khiến thái tử không thể rời khỏi mình.

    Năm 18 tuổi, thái tử Châu Kiến Thâm lên ngôi, lấy hiệu là Minh Hiến Tông - vị hoàng đế thứ 9 của nhà Minh. Vạn thị lúc đó đã bước sang tuổi 36. Tuy nhiên không hiểu sao, nhà vua tuổi xuân đang thịnh này chỉ hết mực sủng ái người phụ nữ tuổi trung niên, ban thưởng danh hiệu cho Vạn thị lên tới chức Quý phi. Vạn Quý phi từng hạ sinh một con trai, nhưng hoàng tử chỉ sống được một tháng.

    Từ đó về sau, Vạn Trinh Nhi không sinh thêm đứa con nào nữa. Vạn quý phi cậy được hoàng đế sủng ái nên sinh ra kiêu ngạo, hoành hành bá đạo trong cung. Vì không thể có con, ái phi của vua Minh Hiến Tông còn dùng những thủ đoạn tàn khốc, khiến những phi tần khác phải trụy thai. Mỹ nữ trong cung ai cũng sợ hãi người phụ nữ này. Dù biết rõ sự độc ác của Vạn thị, Hiến Tông vẫn sủng ái hết mực.

    Theo lý, một người không phải mỹ nhân, tuổi đã quá cao, lại không còn khả năng sinh đẻ như Vạn Trinh Nhi thì không thể có cơ may cạnh tranh với bạt ngàn mỹ nữ trong chốn hậu cung. Nhưng một đời làm vua của Chu Kiến Thâm dường như chỉ sủng hạnh và nhường nhịn người phụ nữ hơn mình đến 17 tuổi này.

    Một văn nhân đời Minh từng viết rằng, từ xưa tới nay, Vạn Quý phi là phi tần được sủng ái muộn nhất nhưng cũng là người được sủng ái lâu nhất, “có thể coi là tự cổ chí kim chưa từng có”. Sử sách ghi chép, năm 18 tuổi, Hiến Tông tổ chức đại hôn, lập hoàng hậu nhưng chẳng bao lâu, vua đã bỏ rơi vị hoàng hậu họ Ngô trẻ trung, xinh đẹp để đêm đêm vui vẻ với ái phi lớn tuổi.

    Có thể nói, Vạn Quý phi là một trong những người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử phong kiến Trung Hoa được nhà vua sủng ái đến tận cuối đời. Khi bước vào tuổi ngũ tuần, đã là một bà già có thân hình sồ sề và béo phục phịch, bà vẫn khiến vua Minh Hiến Tông phải đến cung của mình hàng đêm. Người đời sau cho rằng, sở dĩ Vạn Quý phi có thể làm hoàng đế say mê cả đời là nhờ bí kíp “giường chiếu” điêu luyện.

    “xuân dược” gối đầu giường giúp Quý phi già mê hoặc quân vương
    Nhân sâm – một vị thuốc đại bổ trong bài thuốc “Bát trân thang” mà Vạn Quý phi ưa dùng.

    Bí quyết từ bài thuốc nổi tiếng

    Tương truyền, “thuật phòng the” của Vạn Quý phi không phải điều gì bí ẩn mà là một bài thuốc được danh y nổi tiếng hàng đầu thời Minh sáng chế. Đó là bài thuốc Bát trân thang của Tiết Kỷ. Tư tưởng học thuật của Tiết Kỷ xem nặng việc điều bổ tỳ thận. Quan điểm này của ông có ảnh hưởng lớn đến hậu thế, cho nên Tiết Kỷ được người đời sau xưng tụng cùng Triệu Hiến Khả, Trương Giới Tân là ba y gia lớn “ôn bổ” của đời Minh. Đặc biệt, trong khi các danh y thời bấy giờ hầu như chỉ chú trọng đến việc tăng cường sức khỏe “giường chiếu” cho nam giới thì Tiết Kỷ đã quan tâm đến đời sống phòng the của người phụ nữ. Đó là lý do, ông dày công nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc Bát trân thang nổi tiếng, vẫn được ưa dùng trong Đông y tới tận bây giờ.

    Nhiều giai thoại kể rằng, Vạn Quý phi vốn là kẻ thông minh, lanh lợi nên nắm rất rõ ưu nhược điểm của bản thân. Có lợi thế được tiếp xúc với hoàng đế từ nhỏ, có sự gắn bó tâm tình sâu đậm nhưng bà cũng thừa hiểu để “giữ chân” bậc quân vương, quan trọng nhất vẫn phải là làm họ hài lòng chuyện “ân ái”. Không phải trang tuyệt thế giai nhân, Vạn Quý phi chọn con đường trở thành “bậc thầy” chốn phòng the để mê hoặc quân vương. Bà nhanh chóng học hỏi, nắm bắt bí quyết bài “Bát trân thang” của y gia danh tiếng thời bấy giờ.

    “Bát trân thang” gồm có 8 vị thuốc: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Đương quy tẩm rượu, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa tẩm rượu và Cam thảo. Nhân sâm và Thục địa có công dụng ích khí dưỡng huyết, hai vị Bạch linh và Bạch truật phối hợp với nhau trợ giúp bổ tỳ khí, làm tăng thêm nguồn khí huyết cho cơ thể. Bạch thược và Đương quy giúp dưỡng huyết hoà dinh. Cam thảo hòa trung ích khí, điều hoà các vị thuốc. Xuyên khung hoạt huyết, hành khí. Nhìn chung, các vị thuốc này phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng bồi bổ khí huyết vô cùng hiệu quả.

    Bài “Bát trân thang” bồi bổ khí huyết thường được Vạn Quý phi sai người hầu sắc uống mỗi ngày. Mùi thơm của thuốc lan tỏa khiến ai cũng cho rằng đó là hương thơm đặc trưng mà cung quý phi tạo ra để gây ấn tượng với nhà vua. Tuy nhiên chỉ có những người hầu cận mới biết rằng, đây chính là bí quyết giúp chủ nhân của họ giữ được phong độ “giường chiếu” ngay cả khi đã sang tuổi xế chiều.

    Chẳng thế mà khi đã đến tuổi mãn kinh, Vạn Quý phi vẫn hàng đêm làm vua Minh Hiến Tông thỏa mãn cơn say tình ái, khiến người chồng trẻ hơn tới 17 tuổi chưa bao giờ cảm thấy thiếu thốn chuyện “gối chăn”. Sau này, “Bát trân thang” ngày càng nổi tiếng và đều được các y gia công nhận về tác dụng trong việc cải thiện, tăng cường sinh lực cho phụ nữ. Người ta còn cải biến nó thành các bài thuốc điều trị một số bệnh liên quan đến sức khỏe tình dục của “phái yếu” như kinh nguyệt không đều, khí hư, rong kinh, bế kinh, rong huyết…

    Từ Trung Quốc, “Bát trân thang” cũng được du nhập vào kho tàng các bài thuốc quý trong y học cổ truyền Việt Nam. Các thầy thuốc dựa vào nó để cải biến thành các bài thuốc tốt cho phụ nữ. Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, “Bát trân thang” có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và tiểu cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố, từ đó phòng chống hữu hiệu tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bài thuốc còn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hệ tuần hoàn, chống mệt mỏi và bảo vệ gan.

    “Cũng như nhiều bài thuốc cổ khác, “Bát trân thang” dần bị quên lãng trong cuộc sống hiện đại, khi con người ngày càng bận rộn và nhiều loại biệt dược khác ra đời. Tuy nhiên gần đây, người dân đang có xu hướng quay lại với Đông y, việc sắc thuốc cũng đơn giản hơn nhờ các loại nồi chuyên dụng. Chính vì vậy, “Bát trân thang” cũng được chú ý hơn. Bài thuốc cổ này và các “phiên bản” của nó được dùng trong các trường hợp: Rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ mới có kinh và tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, đau bụng, đau thắt lưng khi hành kinh, thiếu máu (da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém)...”, bác sĩ Toàn cho biết.

    Sử sách chép, Vạn Trinh Nhi “mặt to, tiếng ồm, không khác gì nam giới”, rõ ràng họ Vạn không phải là một giai nhân tuyệt sắc gì. Tới mức, mẹ đẻ của vua Hiến Tông cũng phải hỏi con: “Nó có gì đẹp mà con lại si mê nó đến vậy?”. Nhà vua đáp: “Con không hiểu mắc bệnh gì nhưng không có Vạn thị thì không ngủ được”. Câu trả lời này của Minh Hiến Tông đủ cho thấy, dù Vạn Trinh Nhi không phải là một mỹ nhân nhưng lại có những thứ mà các mỹ nhân khác không có được, đó chính là “thuật chăn gối”. Chẳng vậy mà khi Vạn Quý phi chết năm 57 tuổi do bệnh gan, vua Minh Hiến Tông vì buồn nhớ quá mà sinh bệnh rồi qua đời sau đó không lâu ở tuổi 40.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuan-duoc-giup-quy-phi-gia-me-hoac-quan-vuong-a46544.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao anh không hôn em khi làm

    Vì sao anh không hôn em khi làm "chuyện ấy"?

    (ĐSPL) – Anh thường gạ gẫm em quan hệ. Lúc thì nhà anh, lúc thì ở phòng trọ của em và một vài lần ở nhà nghi. Nhưng em thấy một điều lạ là anh ấy chưa bao giờ hôn em...