+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng ở Triều Tiên khiến Mỹ bất ngờ "xoay trục châu Á"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không lâu sau khi tuyên bố khai tử chính sách xoay trục sang châu Á của người tiền nhiệm Obama, Chính phủ Mỹ bất ngờ thể hiện kế hoạch tiếp tục xoay trục sang châu Á

    Không lâu sau khi tuyên bố khai tử chính sách xoay trục sang châu Á của người tiền nhiệm Obama, Chính phủ Mỹ bất ngờ thể hiện kế hoạch tiếp tục theo đuổi xoay trục sang châu Á.

    Vị thế quan trọng bất biến của châu Á

    Xét từ góc độ lợi ích kinh tế hay địa chính trị, châu Á vẫn là khu vực quan trọng, trọng tâm ngoại giao của Mỹ.

    Vì lẽ đó, nên cựu Tổng thống Mỹ Obama đã đề ra chính sách xoay trục sang châu Á, trong đó Mỹ chủ trương thắt chặt hơn mối quan hệ gần gũi với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng sau khi ông Trump nhậm chức, nhiều người lo ngại, châu Á sẽ không được Mỹ quan tâm, khi tân Tổng thống luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm việc làm và các nhu cầu của Mỹ trước hết.

    Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence trong chuyến thăm châu Á tháng 4/2017.

    Nhưng giới chuyên gia trước nay luôn cho rằng Chính phủ Mỹ dù dưới thời Tổng thống nào cũng luôn quan tâm tới khu vực này. Nước Mỹ dưới thời ông Trump cũng không là ngoại lệ.

    Nhật báo Washington Post của Mỹ từng nhận định, có nhiều lý do để tin rằng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dành sự quan tâm đến Châu Á. Trọng tâm hướng về Châu Á sẽ mang đến nhiều lợi ích cho Tổng thống Donald Trump, cho phép ông biện minh được cho chủ trương sưởi ấm lại quan hệ với Nga.

    Chính quyền của ông Trump có thể lập luận rằng Nga là một cường quốc khu vực “hầu như không có vấn đề”, trái với một Trung Quốc đang vươn lên và ngày càng tỏ ra quyết đoán.

    Và động thái mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump về vấn đề Triều Tiên thời gian gần đây càng chứng minh hơn nữa rằng châu Á vẫn là một khu vực được Chính phủ mới của Mỹ quan tâm.

    Mỹ tiếp tục chính sách “xoay trục châu Á” vì vấn đề Triều Tiên?

    Hải quân Mỹ đã triển khai quân tới thành phố Darwin, miền Bắc Australia để thể hiện cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chiến lược xoay trục an ninh sang châu Á của chính quyền tiền nhiệm trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.

    Động thái trên của Mỹ được xem là khá bất ngờ, bởi mới hơn một tháng trước, trong cuộc họp báo do quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, bà Susan Thornton chủ trì, chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền cựu Tổng thống Obama được tuyên bố “khai tử”.

    Chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, trung tá Brian Middleton và nhà chức trách quân đội Australia, Brigadier Mick Ryan.

    Khi đó, bà Susan Thornton cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ có kế hoạch của riêng mình cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Xoay trục, tái cân bằng… là từ được dùng để mô tả chính sách châu Á của chính quyền tiền nhiệm.Tôi nghĩ bạn có thể kỳ vọng là chính quyền này sẽ có công thức riêng. Chúng tôi vẫn chưa đi vào chi tiết xem chiến lược mới sẽ như thế nào, hay thậm chí có cần một chiến lược mới hay không”, bà Susan Thornton cho biết.

    Bà Susan Thornton khi đó cho rằng, còn quá sớm để thảo luận về việc liệu chính quyền của Tổng thống Trump có xây dựng khẩu hiệu mới cho chính sách của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương hay không.

    Thêm nữa, lâu nay ông Trump luôn đòi hỏi các đồng minh châu Á phải có trách nhiệm an ninh lớn hơn trong khu vực phủ bóng đen lên chiến lược xoay trục sang châu Á.

    Những tuyên bố trước đây của Tổng thống Trump yêu cầu các đồng minh châu Á chia sẻ gánh nặng an ninh trong khu vực từng khiến các đồng minh ở châu Á lo lắng ông chủ Nhà Trắng sẽ xoay lưng với chính sách thời Obama như ông từng làm với một số chương trình khác.

    Tuy nhiên, việc Mỹ thể hiện kế hoạch tiếp tục theo đuổi xoay trục sang châu Á thời điểm hiện tại dù bất ngờ song là điều không mấy khó hiểu bởi căng thẳng ở Triều Tiên vẫn leo thang. Người đứng đầu Nhà Trắng gần đây đã bày tỏ cam kết bảo vệ các đồng minh châu Á giữa căng thẳng Triều Tiên .

    "Tôi biết rõ về mọi căng thẳng, và chắc chắn, không hề có sự giảm hoạt động ở đây và giảm những thứ giúp cho Australia hoặc Mỹ đảm bảo được sự ảnh hưởng trong khu vực Thái Bình Dương", trung tá Middleton nhấn mạnh.

    Thực tế, số binh sĩ Mỹ được triển khai đến Australia đợt này vẫn còn thấp so với kế hoạch ban đầu là 2.500 lính thủy đánh bộ trong năm nay, nhưng trung tá Hải quân Mỹ Middleton khẳng định mục tiêu vẫn là tiếp tục tăng cường lực lượng.

    “Tôi cho rằng vào đúng thời điểm khi khả năng tương tác của chúng tôi đạt đến mức cần thiết và khi cả hai nước đồng ý, chúng tôi sẽ tiếp tục để đạt con số 2.500 binh sĩ”, vị chỉ huy quân sự của Mỹ giải thích.

    Đào Vũ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-o-trieu-tien-khien-my-bat-ngo-xoay-truc-chau-a-a187820.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan