+Aa-
    Zalo

    Kinh nghiệm đối phó ùn tắc cho lái xe sau Tết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Làm sao để thoát khỏi những đám ùn tắc hàng tiếng đồng hồ tại những cửa ngõ dẫn vào thành phố là mối quan tâm của nhiều người sau Tết.

    Làm sao để thoát khỏi những đám ùn tắc hàng tiếng đồng hồ tại những cửa ngõ dẫn vào thành phố là mối quan tâm của nhiều người sau Tết.

    Bắt đầu từ mùng 3 Tết Canh Tý 2020, nhiều người lao động trên cả nước đã bắt đầu quay trở lại thành phố để chuẩn bị cho công việc trong những ngày sắp tới khiến các tuyến đường cửa ngõ bắt đầu ùn tắc.

    Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích dành cho những người phải quay về thành phố sau kì nghỉ Tết.

    1. Lựa chọn thời điểm xuất hành phù hợp

    Điều này sẽ là rất khó khăn khi mà hầu hết các khung giờ trong ngày sau Tết đều sẽ là giờ cao điểm tại các cửa ngõ vào thành phố. Vì vậy, hãy cân nhắc về thời điểm xuất phát của bạn. Thông thường, ngày cuối cùng của đợt nghỉ lễ sẽ là khoảng cao điểm nhất, ùn tắc kéo dài nhất, đặc biệt là từ sau trưa đến chiều tối. Nếu có thể, hãy đi sớm hơn một ngày hoặc muộn hơn một ngày sẽ giúp bạn tránh khỏi mất thời giờ và mệt mỏi vì tắc đường.

    Ùn tắc đường sau kì nghỉ Tết là nỗi lo của nhiều người khi trở về thành phố.

    2. Tìm kiếm các cung đường tránh thay thế

    Tại nhiều cửa ngõ thành phố sẽ diễn ra tình trạng tắc đường kéo dài khi mọi người cùng đổ về. Lời khuyên dành cho bạn đó là, hãy tìm hiểu từ trước, từ trên bản đồ hoặc những người thạo đường về những cung đường tránh. Việc đi xen vào các khu dân cư có thể khiến quãng đường của bạn dài hơn, nhưng lại giúp bạn “thoát hiểm” nhanh hơn.

    Hãy mở bản đồ (cả bản giấy và bản online) để nghiên cứu tìm một cung đường thay thế. Hoặc nếu không có bản đồ trên tay, bạn cũng có thể gọi điện cho người thân, đồng nghiệp hoặc tổng đài hỗ trợ về giao thông để có được sự lựa chọn về lộ trình hợp lý.

    Một con đường tắt, một ngã rẽ hợp lý có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian thay vì bị xoáy vào dòng chảy giao thông bế tắc phía trước.

    3. Kiểm tra tình trạng giao thông trước khi xuất phát

    Thông tin cập nhật về tình hình giao thông trên radio, truyền hình, internet luôn luôn hữu ích. Bạn có thể biết được trục đường nào đang xảy ra va chạm, ùn ứ và tình hình lưu lượng tham gia giao thông để từ đó cân nhắc trước phương án phòng tránh.

    4. Đi đúng làn, giữ khoảng cách với các xe khác

    Khi xảy ra tắc đường, khoảng cách giữa các xe thường bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, nếu chỉ vì nóng vội, vượt mặt các xe khác sẽ dẫn đến tình trạng tắc càng thêm tắc, thậm chí va quẹt không đáng có. Nếu đường đã tắc, nhích thêm một chút cũng không giải quyết được vấn đề, bạn hãy bình tĩnh, tránh nóng vội để điều khiển xe của mình đi đúng làn, có như vậy mới góp phần giảm thiểu ùn tắc.

    Theo kinh nghiệm lái xe lão làng trong thành phố giờ cao điểm, khoảng cách an toàn giữa các xe với nhau vào khoảng 50 - 60cm, vừa để tránh các xe máy lọt qua, vừa có khoảng không vừa đủ để có thể kiên nhẫn chờ đợi đến khi đường đủ rộng rồi tiếp tục nối theo lưu lượng xe trên đường.

    5. Đi sát các xe ô tô khác

    Đây không phải là giải pháp hiệu quả cho tình thế của bạn nhưng nó tốt cho trạng thái giao thông của khu vực. Nếu chiếc xe của bạn đi lạc vào giữa vòng vây của cả biển xe máy, bạn sẽ bị kẹt lại rất lâu và tệ hơn trở thành nguyên nhân chính của mớ bòng bong trên đường.

    6. Tránh quay đầu xe đột ngột và luôn sử dụng đèn báo hiệu

    Việc quay đầu xe vào thời điểm tắc nghẽn giao thông sẽ là một ý tưởng tồi tệ, dễ nhận được “gạch đá” của những chủ phương tiện đi sau, thậm chí gây ra tình trạng hỗn loạn trên đường. Khi quay đầu xe, có thể sẽ giải quyết được tình trạng của bản thân bạn nhưng sẽ khiến dòng xe phía sau càng thêm tắc.

    7. Đảm bảo phương tiện của mình luôn hoạt động tốt nhất

    Sẽ thật là tồi tệ nếu đang tắc đường mà có một chiếc ô tô hoặc xe máy nào đột nhiên bị hỏng, không hoạt động được. Vì vậy, để tránh cho bản thân cũng như những người khác rơi vào tình huống tắc càng thêm tắc, trước khi xuất hành, bạn hãy kiểm tra lại xe của mình một lần nữa để đảm bảo mọi bộ phận đều hoạt động tốt, yên tâm về cuộc hành trình sắp tới.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-nghiem-doi-pho-un-tac-cho-lai-xe-sau-tet-a309613.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan