+Aa-
    Zalo

    MobileCity bán điện thoại không rõ nguồn gốc: Biết sai mà vẫn làm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đại diện Mobile City thừa nhận, những chiếc điện thoại xách tay mà cửa hàng bán ra không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

    Đại diện MobileCity thừa nhận, những chiếc điện thoại xách tay mà cửa hàng bán ra không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, cửa hàng cũng không đóng thuế các mặt hàng đó.

    Theo phản ánh của anh Nguyễn T. (Ba Đình – Hà Nội), ngày 14/3, anh có mua một chiếc điện thoại iPhone 6 bản lock tại cửa hàng MobileCity (398 Cầu Giấy - Hà Nội).

    Trước đó anh T. có lên trang Web chính thức của hệ thống cửa hàng di động MobileCity tìm hiểu điện thoại iPhone 6 bản lock và nhận được thông tin, phụ điện đi kèm với máy là hàng chính hãng, sản phẩm cam kết không phải hàng dựng và máy mới 99%.

    Điện thoại iPhone 6 lock bán tại MobileCity không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ.

    Tuy nhiên sau khi mang sản phẩm về sử dụng, anh T. phát hiện chiếc iPhone mình mới mua có dấu hiệu bị đơ, sập nguồn khi sử dụng lâu (khoảng 1 tiếng). Điều anh T. nghi ngờ hơn là về những “phụ kiện chính hãng” đi kèm theo máy. Theo đó, tai nghe đi kèm với máy có dấu hiệu bị dè (anh T. đã sử dụng nhiều tai nghe chính hãng của Apple nhưng không hề bị dè như vậy), sạc lúc được lúc không, cổng USB không kết hợp được với máy tính…

    Anh T. cho biết: “Tôi nghi ngờ sản phẩm iPhone 6 của MobileCity là hàng dựng (hàng dựng là các sản phẩm thường được nhập từ các xưởng gia công dựng lại đặt tại Trung Quốc. Ở đây, các công nhân sẽ thay thế và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng và hỏng hóc để có một thiết bị mới có thể sử dụng được.), phụ kiện đi kèm theo máy cũng không phải là hàng chính hãng. Không biết họ bán hàng cho tôi có nguồn gốc xuất xứ hay không?”

    Liên quan tới sự việc, ông Tuấn Anh – Đại diện của hệ thống cửa hàng di động MobileCity cho biết, sản phẩm của khách hàng mua tại công ty là máy cũ dạng xách tay.

    Ông Tuấn Anh giải thích, trang web của cửa hàng giới thiệu về phụ kiện đi kèm là hàng chính hãng nhưng không phải chính hãng từ Apple, hàng chính hãng này đến từ một công ty tại Đài Loan.

    “Phụ kiện đi kèm máy không phải hàng chính hãng từ Apple mà là hàng chính hãng của Jellico đến từ Đài Loan. Khi khách hàng đến mua sản phẩm, nếu có hỏi thì chúng tôi cũng sẽ giải thích phụ kiện đi kèm không phải là hàng chính hãng của Apple.” – ông Tuấn Anh cho hay.

    Trước thắc mắc của khách hàng về việc cừa hàng bán hàng dựng? ông Tuấn Anh khẳng định: ‘Cửa hàng không bao giờ bán hàng dựng lại cho khách hàng.”

    Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng không dám chắc khâu đầu vào của sản phẩm (nguồn hàng mà Mobile City nhập) có tình trạng hàng dựng hay không? bởi vì khâu kiểm tra của hệ thông kỹ thuật viên cửa hàng có thể vẫn xảy ra sai sót.

    “Chúng tôi cam kết sẽ bảo đảm quyền lợi của khách hàng, khách hàng có thể liên hệ với cửa hàng để bảo hành nếu sản phẩm là hàng dựng.” – ông Tuấn Anh cho hay.

    Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, ông Tuấn Anh thừa nhận đây là hàng xách tay, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời sản phẩm này cũng không phải chịu mức thuế nào của Nhà nước.

    “Đây là mặt hàng xách tay từ Mỹ và Nhật nên không có hóa đơn chứng từ. Chúng tôi biết việc bán sản phẩm này là sai.” – Ông Tuấn Anh cho biết.

    Sản phẩm này khi được công ty nhập về, các nhân viên sẽ kết hợp với phụ kiện “chính hãng” từ Jellico đến của Đài Loan rồi đóng hộp bán cho khách.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả về vụ việc.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mobilecity-ban-dien-thoai-khong-ro-nguon-goc-biet-sai-ma-van-lam-a184871.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan