+Aa-
    Zalo

    22 trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đây là một trong những nội dung mới tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

    jn3
    Ngành Hải quan kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng đơn hàng phải kiểm tra, đơn giản thủ tục

    Ngay khi Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Trong đó, đặc biệt chú trọng nội dung xây dựng nghị định để làm cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện theo mô hình mới.

    Với vai trò đầu mối của cơ quan hải quan được thể hiện qua việc xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia để tự động tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Bộ, ngành và các cơ quan liên quan.

    Thủ tục hải quan gắn với thủ tục kiểm tra chuyên ngành sẽ hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính. Sự thay đổi này mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và xã hội.

    Dự thảo Nghị định có quy định chi tiết về 22 trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đây là sự kế thừa đầy đủ các trường hợp miễn kiểm tra theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời, bổ sung các trường hợp miễn kiểm tra đã phát sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý hải quan.

    Theo Tổng cục Hải quan, nội dung này, đã kế thừa đầy đủ các trường hợp miễn kiểm tra quy định tại các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm. Đồng thời, bổ sung các trường hợp miễn kiểm tra đã phát sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý hải quan.

    Ngoài ra, sẽ cắt giảm nhiều chứng từ trong hồ sơ kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm như: Cắt giảm được 6/10 chứng từ tổ chức, cá nhân phải nộp/xuất trình khi thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng; bỏ quy định nộp Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list) đối với hàng hóa áp dụng phương thức kiểm tra chặt của an toàn thực phẩm; đối với hàng hóa áp dụng phương thức kiểm tra giảm thì chỉ những lô hàng phải kiểm tra mới phải nộp hồ sơ.

    Việc cắt giảm các chứng từ này giúp đơn giản và minh bạch hồ sơ, tránh tùy tiện trong quá trình thực hiện.

    Thanh Tâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/22-truong-hop-duoc-mien-kiem-tra-chat-luong-kiem-tra-an-toan-thuc-pham-a505216.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan