+Aa-
    Zalo

    Ám ảnh cảnh thi thể xếp hàng dài ở hiện trường sập mỏ ngọc làm 113 người chết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngoài 113 người tử vong trong vụ sạt lở, có thêm khoảng 100 người khác mất tích khi khối bùn thải ở mỏ ngọc bích đổ sập xuống hố mở gây ngập lụt trong mỏ.

    Ngoài 113 người tử vong trong vụ sạt lở, có thêm khoảng 100 người khác mất tích khi khối bùn thải ở mỏ ngọc bích đổ sập xuống hố mở gây ngập lụt trong mỏ.

    Mưa lớn ngày 2/7 khiến bùn thải trên miệng mỏ đá quý ở Myanmar sập xuống làm 113 người thiệt mạng. Gần 100 người vẫn đang mất tích do công tác cứu hộ gặp khó khăn.

    Vào khoảng 6h30 sáng 2/7 giờ địa phương, thảm họa lở đất chết người đã xảy ra tại mỏ ngọc ở thị trấn Hpakant của Myanmar giáp biên giới Trung Quốc. Theo người dân địa phương, khoảng 200 người đã bị chôn vùi.  Ảnh: AFP

    Đến 12h, ít nhất 113 thi thể đã được tìm thấy. Một lượng lớn người đã được huy động để tham gia cứu hộ. Tuy nhiên, mưa lớn khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

    Ngoài 113 người tử vong trong vụ sạt lở, có thêm khoảng 100 người khác mất tích khi khối bùn thải ở mỏ ngọc bích đổ sập xuống hố mở gây ngập lụt trong mỏ, theo New York Times. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

    "Bây giờ chúng tôi đã tìm thấy hơn 100 thi thể", ông Tar Lin Maung, một quan chức của bộ thông tin ở địa phương nói với Reuters qua điện thoại. "Các thi thể khác vẫn còn trong bùn. Số người chết dự kiến còn tăng lên". Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

    Trước đó, như đã đưa tin, một đợt sóng bùn do mưa lớn gây ra đã nhấn chìm nhiều người trong mỏ đá quý ở thị trấn Hpakant, Myanmar, giáp biên giới Trung Quốc.

    Thảm họa xảy ra sau một cơn bão quét qua khu vực Hpakant, bang Kachin, nơi các thợ mỏ làm việc trong điều kiện nổi tiếng là nguy hiểm phục vụ ngành khai thác đá quý có giá trị hàng tỷ USD.

    Theo hãng tin BBC, số người chết được dự báo còn tăng bởi số người mất tích rất lớn. Một quan chức ước tính ít nhất 200 người có thể đã thiệt mạng trong thảm họa này.

    Kachin là bang cực bắc của Myanmar, giáp với Trung Quốc và Ấn Độ. Nơi này đã bị tàn phá bởi giao tranh giữa quân đội và những nhóm nổi dậy người dân tộc, nhưng các khu vực đầy lợi nhuận do giàu đá quý đa phần nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/am-anh-canh-thi-the-xep-hang-dai-o-hien-truong-sap-mo-ngoc-lam-113-nguoi-chet-a329433.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan