+Aa-
    Zalo

    Ấn Độ và cuộc đua quyết liệt trong ngành khoa học vũ trụ ở châu Á

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ quan vũ trụ của Ấn Độ sắp khởi động 104 vệ tinh từ một tên lửa duy nhất vào thời gian tới, CNN dẫn nguồn tin cho biết.

    Theo CNN, không phải Mỹ hay các nước châu Âu, châu Á mới là khu vực mà cuộc đua trong lĩnh vực khoa học vũ trụ diễn ra gay cấn nhất.

    Cơ quan vũ trụ của Ấn Độ sắp khởi động 104 vệ tinh từ một tên lửa duy nhất vào thời gian tới, CNN dẫn nguồn tin cho biết. Nếu thành công, vụ phóng vệ tinh lần này sẽ củng cố vị thế của Ấn Độ trong  ngành khoa học vũ trụ. 104 vệ tinh dự kiến được phóng sẽ gần gấp 3 lần so số số vệ tinh mà Nga gửi vào quỹ đạo hồi năm 2014.

    "Đó sẽ là một vấn đề lớn. Điều này cho thấy sự tinh tế của chương trình không gian của Ấn Độ", Rajeswari Pillai Rajagopalan, người đứng đầu Quỹ nghiên cứu nhà quan sát Ấn Độ (Observer Research) cho biết.

    Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đề ra các kế hoạch thăm dò không gian quy mô lớn cho năm 2017 và xa hơn nữa. Hàn Quốc – một quốc gia không mạnh về khoa học vũ trụ như những nước châu Á khác cũng muốn thực hiện tham vọng của riêng mình.

    Ấn Độ sắp phóng cùng lúc 104 vệ tinh qua một tên lửa duy nhất vào không gian. Ảnh: CNN

    Sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực năng lượng không gian và thể hiện uy tín tại khu vực châu Á có hơi hướm của cuộc đua trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, đó không phải là động cơ duy nhất. Việc theo đuổi của khoa học và tiến bộ kỹ thuật mang đến lợi ích kinh tế và thương mại họ cũng là một yếu tố quan trọng khiến các nước châu Á nỗ lực không ngừng.

    "Từ lâu tôi đã cho rằng cuộc đua trong lĩnh vực khoa học vũ trụ thực sự đang diễn ra ở châu Á", Joan Johnson-Freese, một giáo sư và chuyên gia không gian tại Đại học Naval War, nước Mỹ cho biết.

    "Những lợi ích trên nhiều phương diện thu được từ hoạt động thăm dò không gian và công nghệ vũ trụ khiến nhiều quốc gia trở lại với chương trình Apollo. Các nước châu Á cũng theo mô hình đó và thu lại được lợi ích không nhỏ".

    Trước đó, tàu Mangalyaan của Ấn Độ lần đầu tiên đã thành công trong hoạt động thăm dò sao Hỏa. Thành tựu này buộc thế giới phải lưu ý đến chương trình không gian của Ấn Độ, được bắt đầu từ năm 1962.

    Cuộc thăm dò đã được tiến hành vào năm 2014 với kinh phí 74 triệu USD, thậm chí ít hơn chí của bộ phim kinh dị có đề tài không "Gravity". "Đó là một cú đánh mạnh vào Trung Quốc. Thành tựu này cũng phá vỡ kỷ lục phóng vệ tinh của Nga",  bà Johnson-Freese nhận định.

    Sứ mệnh sao Hỏa đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập uy tín của Ấn Độ, đưa nước này trở thành một cường quốc về khoa học vũ trụ. Cho đến nay Ấn Độ đã chuyển giao 79 vệ tinh đến 21 quốc gia, thu lại ít nhất là 157 triệu USD, theo số liệu của chính phủ.

    (Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-do-va-cuoc-dua-quyet-liet-trong-nganh-khoa-hoc-vu-tru-o-chau-a-a180936.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan