+Aa-
    Zalo

    Bác sĩ choáng váng khi kiểm tra mắt cho người phụ nữ đeo kính áp tròng 10 năm

    (ĐS&PL) - Bác sĩ ngỡ ngàng khi biết người phụ nữ đeo kính áp tròng trong 10 năm qua, bình thường nếu không đeo thì gần như mù hoàn toàn.

    Cách đây vài ngày, cô Phó (34 tuổi, ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đột nhiên cảm thấy mắt có vấn đề, mờ tới mức không thể nhìn rõ thứ gì dù ở cự ly gần, đi đâu cũng phải lần mò tìm đường.

    Nhận thấy vấn đề bất thường, gia đình đã đưa cô Phó đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Qua kiểm tra, bác sĩ choáng váng khi thấy mắt của người phụ nữ đã bị tổn thương nghiêm trọng, giác mạc chuyển sang màu trắng xám, thị lực chỉ còn 0,1.

    Bác sĩ càng ngỡ ngàng hơn khi nghe cô Phó nói đã đeo kính áp tròng trong 10 năm qua, bình thường nếu không đeo kính thì gần như mù hoàn toàn. Theo nhận định của bác sĩ, người phụ nữ đã quá phụ thuộc vào kính áp tròng, đeo trong thời gian quá dài, dẫn đến thị lực giảm sút trầm trọng.

    bac si choang vang khi kiem tra mat cho nguoi phu nu deo kinh ap trong 10 nam
    Bác sĩ nhận định người phụ nữ đã quá phụ thuộc vào kính áp tròng, đeo trong thời gian quá dài, dẫn đến thị lực giảm sút trầm trọng. Ảnh minh họa

    Trước đó, Ashley Hyde (18 tuổi, ở Pembroke Pines, Florida, Mỹ) suýt phải bỏ đi mắt trái sau khi bị một loại ký sinh trùng phát triển trên kính áp trong chui vào mắt qua giác mạc. Theo Daily Mail, Hyde cảm thấy bị mờ mắt và phải đến gặp bác sĩ.

    Các bác sĩ nhãn khoa và nhân viên y tế phải kiểm tra sâu trong mắt của Hyde, thậm chí phải lấy sinh thiết nhãn cầu của cô để cố gắng tìm ra lý do mắt trái của cô bị viêm. Cuối cùng, bác sĩ phát hiện mắt của Hyde nhiễm loại kí sinh trùng Acanthamoeba có thể gây mù mắt.

    Được biết, đây là một ký sinh trùng đơn bào nhỏ bé đươc tìm thấy trong nước máy, bụi bẩn, nước biển, hồ bơi và cả vòi hoa sen. Acanthamoeba sống nhờ các vi khuẩn trên kính áp tròng. Khi kính được đặt vào mắt, các vi khuẩn bắt đầu ăn qua giác mạc - lớp ngoài của nhãn cầu.

    Các triệu chứng của nhiễm trùng là ngứa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và sưng mí mắt trên. Quá trình điều trị bao gồm thuốc nhỏ mắt 20 phút/ lần và nằm viện 3 tuần với những bệnh nhân nhẹ. Các trường hợp quá nghiêm trọng sẽ phải cấy ghép giác mạc.

    Bác sĩ nhắc nhở mọi người không nên đeo kính áp tròng, trừ trường hợp cần thiết. Nếu muốn đeo thì cố gắng hạn chế, chỉ đeo 8 tiếng mỗi ngày, không đeo qua đêm, không đeo lúc tắm để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến hiện tượng mờ mắt. Nguyên nhân là do kính áp tròng ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt.

    Thời gian đeo kính áp tròng tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng mắt và môi trường sống của mỗi người. Lưu ý, không mua các loại kính kém chất lượng, đặc biệt là các loại kính áp tròng mang màu sắc vì chúng rất có khả năng nhiễm chất hóa học khi sản xuất để tạo ra các màu nổi bật, việc này sẽ gây hại cho mắt khi sử dụng.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-si-choang-vang-khi-kiem-tra-mat-cho-nguoi-phu-nu-deo-kinh-ap-trong-10-nam-a561151.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan