+Aa-
    Zalo

    Bài 2: Móc ngoặc bán vé tàu chui để lấy tiền chia chác?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Chỉ với 1 khách mua 1 vé thì 10.000 đồng đã “bốc hơi”. Trong đó, 5.000 đồng khách “hưởng lợi” vì được mua rẻ, còn 5.000 đồng thì vào túi nhân viên bán vé trên tàu.

    (ĐSPL) - Sự thật được hé lộ ở gần cuối cuộc hành trình khi vẫn là anh nhân viên đường sắt nọ quay trở lại phát vé cho những khách đã trả tiền mua ở trên tàu.

    Xem clip nhân viên tàu Hà Nội- Thái Nguyên trực tiếp thu tiền rồi phát vé

    Xem clip người dân phản ánh tình trạng bán vé lậu và sự buông lỏng kiểm soát vé

    Với 30.000 đồng đã trả để đi từ Long Biên về Thái Nguyên, phóng viên nhận được tấm vé ghi điểm xuất phát là Phổ Yên và ga đến là Thái Nguyên. Giá ghi trên vé là 25.000 đồng.

    Như vậy, chỉ với 1 khách mua 1 vé thì 10.000 đồng đã “bốc hơi”. Trong đó, 5.000 đồng khách “hưởng lợi” vì được mua rẻ, còn 5.000 đồng thì vào túi nhân viên bán vé trên tàu.

    Bài 2: Móc ngoặc để lấy tiền chia chác?
    Nhân viên đang bán vé cho hành khách và nếu có sự giám sát chặt chẽ từ khâu kiểm soát vé, thì chắc chắn tất cả hành khách trước khi lên tàu phải mua vé tại quầy.
    Trái khoáy hơn, chị Hương Lực phản ánh, có lần chị còn được bán cho vé cũ từ ngày hôm trước (!). Tuy nhiên, với những “khách quen” như chị thì điều đó chẳng có gì đáng ngại vì khi đi qua cửa kiểm soát dưới ga, dù có nhân viên đứng đấy nhưng chẳng ai kiểm tra.

    Việc soát vé ở ga Thái Nguyên được nhân viên đường sắt thực hiện với 1 thùng xốp đặt giữa cổng, khách đi qua thì tự giác bỏ vé vào. Với cách kiểm soát như vậy, thì khách bỏ gì vào, họ cũng “không cần biết” chứ không nói đến việc kiểm tra là vé mới hay vé đã dùng từ bao giờ (!).

    Như vậy, với những chiếc vé cũ đã sử dụng được quay vòng thì số tiền bán vé chắc chắn không được nộp về ngành đường sắt mà nghiễm nhiên đã bị người bán vé trên tàu “hưởng trọn”.

    Phải chăng có sự thỏa thuận ngầm?

    Cuối năm 2013, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã từng thông báo kế hoạch ngừng khai thác tuyến đường sắt này do kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, thực tế ghi nhận trên mỗi chuyến tàu của tuyến Hà Nội – Thái Nguyên thường xuyên có tình trạng quá tải, ghế ngồi dành cho 2 người, nhưng có khi phải “nhồi” đến 3, 4 khách. Với lượng khách đông như vậy, việc ngành đường sắt thông báo thua lỗ quả thực khiến dư luận thấy khó hiểu.

    Và phải đến khi tận mục sở thị việc nhân viên đường sắt bán vé lậu và trục lợi thì người ta mới hiểu nguyên nhân của việc thua lỗ.

    Bài 2: Móc ngoặc để lấy tiền chia chác?
    Tình trạng bán vé lậu phổ biến khiến số tiền không nhỏ đã bị thất thoát.

    Với tình trạng tiêu cực diễn ra công khai như trên, thật khó hiểu khi những người quản lý tuyến đường sắt này lại không hề hay biết. Câu hỏi đặt ra là liệu có hay không sự móc nối của nhân viên kiểm soát ở các ga và nhân viên trên tàu để cùng nhau bán vé ăn chia?

    Nếu có sự giám sát chặt chẽ từ khâu kiểm soát vé, thì chắc chắn tất cả hành khách trước khi lên tàu phải mua vé tại quầy và khách khi xuống tàu cũng phải xuất trình vé hợp lệ. Sự “làm ngơ” khó hiểu của nhân viên soát vé của các ga khiến dư luận liên tưởng tới một sự thỏa thuận ngầm. Hoặc giả, nếu đó là cách quản lý mà ngành đường sắt cho phép thì rõ ràng, những nhân viên soát vé này là nhân sự dư thừa, vì họ không làm gì, ngoài việc chỉ “đứng cho có”.

    Sau khi tiếp nhận kế hoạch dừng tuyến tàu Thái Nguyên – Hà Nội, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn số 1209 gửi Bộ Giao thông - Vận tải và Tổng cục Đường sắt Việt Nam đề nghị tiếp tục duy trì tuyến đường sắt này phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Nhờ vậy, người dân cho đến nay vẫn được “đi tàu”.

    Tuy nhiên, với tình trạng bán vé lậu phổ biến như hiện nay thì số tiền không nhỏ đã bị thất thoát, ngành đường sắt không có lãi và càng không thể tính đến việc tái đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu. Người phải chịu hậu quả rút cuộc vẫn là người dân, khi mà chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế và cũng không thể biết được khi nào, “ông đường sắt” lỗ quá lại đòi “cắt tàu”.

    Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên là tuyến giao thông công cộng quan trọng, vận chuyển được khối lượng lớn hành khách và hàng hóa, góp phần tích cực trọng việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.

    Tàu khách Long Biên - Quán Triều (QT 91/92) là tuyến duy nhất phục vụ các đối tượng học sinh, sinh viên và nhân dân lao động nghèo đang làm việc, sinh sống, công tác tại các tỉnh lân lận có nhu cầu đi lại bằng đường sắt xuống Hà Nội. Đồng thời đường sắt cũng chính là phương tiện vận chuyển hàng hóa thuận lợi nhất trên tuyến đường này.

    (Còn nữa)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-2-moc-ngoac-ban-ve-tau-chui-de-lay-tien-chia-chac-a41586.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bến xe áp giá

    Bến xe áp giá "trên trời" vì độc quyền

    Tăng đột biến giá dịch vụ xe ra, vào bến, áp thêm các loại dịch vụ mới, 1 phương tiện phải chịu hai khoản thu ở cả hai bến là thực trạng đang diễn ra tại Bến xe Cần Thơ.