+Aa-
    Zalo

    Bản làng Pá Hạ mỏi mòn ngóng điện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Chỉ mong điện về với dân bản, để khi bão về dân được nghe, được nhìn trên ti vi mà tránh. Còn trẻ con thì có cái điện mà học mà chơi cho đỡ khổ”

    (ĐSPL) - “Chỉ mong điện về với dân bản, để khi bão về dân được nghe, được nhìn trên ti vi mà tránh. Còn trẻ con thì có cái điện mà học mà chơi cho đỡ khổ”, cụ Lô Văn Kiều (80 tuổi), Chi hội trưởng Hội người cao tuổi bản Pá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông (Nghệ An) nói.
    Pá Hạ là bản xa nhất thuộc địa bàn xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tiếp giáp với huyện Quỳ Hợp. Toàn bản có 30 hộ dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, trong đó có 31 trẻ em đang trong độ tuổi đến trường. Ngoài sản xuất nông nghiệp, nguồn thu nhập chính của bà con chủ yếu là khai thác lâm sản. Hiện, toàn bản có đến 18/30 hộ thuộc diện hộ nghèo.
    Theo ghi nhận của phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, cơ sở hạ tầng ở bản Pá Hạ khá tốt, đường giao thông vào bản khá thuận lợi. Tuy nhiên, đến nay, người dân nơi đây vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Do đó, đa số các hộ gia đình tại bản Pá Hạ đều đang sử dụng đèn dầu để thắp sáng. Những năm gần đây, khi kinh tế có phần khấm khá hơn, người dân đã tìm đến nguồn năng lượng mới thay thế cho dầu hoả là xăng để chạy máy phát điện và ắc quy điện. Được biết, giá mỗi bình ắc quy giao động từ 720.000 - 1.000.000 đồng.
    Bản làng Pá Hạ khao khát điện để đỡ khổ
    Mấy năm gần đây khi kinh tế khấm khá, người dân đã dùng máy phát điện thay thế đèn dầu
    Khi có bình ắc quy, để có điện thắp sáng từ 19h tối đến 22h cùng ngày, người dân lại phải đi mua điện bằng cách mang bình ắc quy đi sạc ở các bản lân cận. Có những ngày mưa gió không đi sạc được, buổi tối trẻ con phải học bài bằng đèn dầu, cứ hết dầu thì đi ngủ dù bài học còn dang dở. Do quá trình sạc điện mất thời gian, đi lại vất vả và thời gian sử dụng được ít, nên bà con dân bản tỏ ra không mặn mà với nguồn ánh sáng này.
    Đó chỉ là một vài câu chuyện nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, còn đối với hoạt động sản xuất kinh tế, việc thiếu điện đã gây không ít trở ngại. Bởi, hầu như người dân không được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thậm chí, cả bản không có lấy một chiếc tivi, mọi thông tin hầu như chỉ nghe bập bõm qua radio. Chưa kể, cứ mỗi lần hội họp, ông Mạc Văn Tính, Trưởng bản Pá Hạ lại phải đến từng hộ dân thông báo, vì không có điện để sử dụng loa phóng thanh.
    Bản làng Pá Hạ khao khát điện để đỡ khổ
    Những người phụ nữ vất vả với bếp củi sau buổi làm rẫy.
    Ngoài ra, hoạt động khai thác và chế biến gỗ cũng gặp không ít khó khăn. Để xẻ gỗ, người dân phải sử dụng nguồn điện từ máy phát. Do đó, mặc dù công sức bỏ ra nhiều nhưng nguồn lợi thu được từ khai thác lâm sản của người dân là không đáng kể.
    Ông Mạc Văn Tính cho biết: “Tôi đã nhiều lần đại diện cho người dân Pá Hạ kiến nghị trong các cuộc họp của xã, mong các cấp chính quyền quan tâm kéo điện về cho dân nhưng đến nay điện vẫn chưa về bản tôi và cũng chưa biết đến khi nào điện mới về đến Pá Hạ”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-lang-pa-ha-moi-mon-ngong-dien-a55785.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bản làng vắng bóng phụ nữ

    Bản làng vắng bóng phụ nữ

    Nạn buôn bán người và trào lưu tha hương đang khiến nhiều bản làng ở Nghệ An vắng bóng phụ nữ và đẩy những đứa trẻ vào chốn bơ vơ.

    "Ốc đảo" Thanh Sơn khát khao điện để đổi đời

    Chỉ cách thành phố Phủ Lý chừng hơn chục km nhưng thôn Thanh Sơn (xã Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) biệt lập như một ốc đảo. Kể từ khi lên lập nghiệp ở vùng đất này, người dân nơi đây vẫn sống không ánh sáng điện, không trạm y tế, không nước sạch, không trường học...