+Aa-
    Zalo

    Bật mí về "hầm băng" độc đáo của Tử Cấm Thành

    (ĐS&PL) - "Hầm băng" của Tử Cấm Thành thường được ví như "phòng điều hòa" bởi những công dụng đặc biệt mà ít ai biết được.

    Tử Cấm Thành tọa lạc ở khu Đông Thành của Bắc Kinh, Trung Quốc, là một tòa lâu đài phức hợp với diện tích tổng cộng lên đến 720.000 mét vuông. Đây là nơi sinh sống của các vị hoàng đế thuộc hai triều đại quan trọng là nhà Minh và nhà Thanh, cũng đồng thời là tâm điểm trung tâm chính trị trong vòng 500 năm lịch sử.

    Được khởi công từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1420, Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà và có tới 9.999 căn phòng. Khu cung điện này không chỉ thể hiện sự xa hoa mà các Hoàng đế Trung Hoa từng trải qua, mà còn phản ánh nét đặc trưng của kiến trúc cung đình truyền thống trong lịch sử Trung Quốc.

    Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, đồng thời được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.

    bat mi ve ham bang doc dao cua tu cam thanh2
    Tử Cấm Thành rộng 720.000 mét vuông.

    Đặc biệt, công trình này luôn ẩn chứa những điều khiến công chúng tò mò. Một trong số đó là "hầm băng" hay còn được gọi bằng một cái tên ưu ái là "phòng điều hòa" tại Tử Cấm Thành.

    Theo đó, "hầm bằng" của Tử Cấm Thành sẽ giải mã lý do tại sao mùa hè luôn có hoa quả và nước ngọt ướp lạnh cho các vị vua và phi tần trong hoàng cung. 

    Các căn hầm băng này hoàn toàn được làm từ băng đá lâu năm. Nó được xây một phần ba trên mặt đất và hai phần ba ở dưới lòng đất. Do đó nhìn từ bên ngoài, hầm băng trông như một hang động với mái vòm thấp nhưng thực tế bên trong lại rất rộng.

    Tại Tử Cấm Thành, tổng cộng có 5 hầm băng, được xây dựng trải rộng trên các hướng và giữa các khu vực của công trình. Các hầm này được thiết kế với hình dáng tương tự nhau và được xây sâu vào lòng đất khoảng 10m.

    bat mi ve ham bang doc dao cua tu cam thanh
    Việc xây dựng "hầm băng" rất kỳ công.

    Trong mùa đông, khi thời tiết lạnh, các hồ nước bên trong khu vực đóng băng. Những thợ thủ công thời xưa sẽ tiến hành cắt những tảng băng thành các miếng vuông gọn gàng và cân đối. Sau đó, những tảng băng này sẽ được đưa vào các hầm băng, xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Các tầng băng này được ép kín và cố gắng thật chặt, sau đó được phủ bởi lớp rơm làm từ lúa mì. Cuối cùng, một lớp đất được đặt lên bề mặt để bảo vệ khỏi nhiệt độ bên ngoài. Nhờ quy trình này, băng có thể được bảo quản trong suốt mùa hè.

    Để lấp kín các hầm băng, những thợ thủ phải tận dụng thời gian làm việc trong nhiều ngày, thậm chí cả hàng tháng. Hầu hết mọi hoạt động khai thác băng diễn ra trong ban đêm. Công việc này thật sự đòi hỏi sự nỗ lực lớn, thậm chí, đòi hỏi cả công sức và tài chính đáng kể.

    bat mi ve ham bang doc dao cua tu cam thanh3
    Xây dựng "hầm băng" đòi hỏi công sức và tài chính đáng kể.

    Những sản phẩm như hoa quả và thực phẩm từ nơi khác được chuyển đến được lưu trữ trong các hầm băng. Với nhiệt độ duy trì ở mức khoảng 0 độ, thức ăn có thể được bảo quản trong thời gian dài mà vẫn giữ nguyên độ tươi ngon. Nhờ vậy, hoàng đế và các phi tần luôn có sẵn hoa quả tươi mát để thưởng thức suốt cả năm. Tuy nhiên, hầm băng phải luôn được đóng kín cửa, chỉ có thể mở cửa vào mùa hè để vua và phi tần sử dụng nó như một nơi trú ẩn khỏi cái nóng của mùa hè.

    Theo đó, vào thời nhà Thanh, các quy định về việc sử dụng hầm băng rất nghiêm ngặt. Các hầm băng này đều thuộc quyền quản lý của hoàng cung. Chúng chỉ được dùng để làm đá cho triều đình. Mỗi một chức năng của hầm băng đều được cấp phép riêng.

    Chỉ có người của hoàng gia mới được phép ra vào hầm băng. Thường dân không được phép xây dựng hầm băng vào bất cứ mục đích gì. Mãi sau này, khi thời kỳ phong kiến kết thúc, lệnh cấm được dỡ bỏ, nhiều hầm băng tư nhân đã được đưa vào vận hành. 

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-mi-ve-ham-bang-doc-dao-cua-tu-cam-thanh-a589087.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan