+Aa-
    Zalo

    Bị CSGT phạt mũ bảo hiểm rởm, có được trả lại tiền?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nếu cảnh sát giao thông nơi địa phương nào đã xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm “rởm” thì cần phải hoàn lại tiền cho người dân.

    (ĐSPL)- Nếu cảnh sát giao thông nơi địa phương nào đã xử phạt người tham gia giao thông đội mũ mũ bảo hiểm “rởm” thì cần phải hoàn lại tiền cho người dân.
     
    Đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty luật Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh khi đề cập đến thông tin đã có trường hợp người tham gia giao thông bị xử phạt vì lỗi đội mũ bảo hiểm rởm.
    Trước đó, dư luận cả nước xôn xao trước thông tin: từ ngày 1/7, theo kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ xử lý đối với những trường hợp người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Mức phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng.
    Riêng tại Hà Nội, trong ngày ra quân (tính đến 16h ngày 1/7), tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đã kiểm tra 565 trường hợp vi phạm, trong đó, xử lý 113 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 4 trường hợp đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách, phạt tiền 16.950.000 đồng, tạm giữ 16 bộ giấy tờ, 1 phương tiện, nhắc nhở 452 trường hợp đội mũ không phải là mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy.
    Bị CSGT phạt mũ bảo hiểm rởm, có được trả lại tiền?
    CSGT Hà Nội nhắc nhở 1 trường hợp đội mũ bảo hiểm không đúng quy chuẩn.
    Trao đổi với Đời sống và Pháp luật trưa 3/7, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội lại cho biết, đến thời điểm hiện nay chưa có trường hợp nào bị xử phạt vì lỗi đội mũ bảo hiểm “rởm”. Việc 4 trường hợp thừa nhận đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách được tổng hợp ngày 1/7 không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở.
    Điều khó hiểu là trước thời điểm 1/7, khi báo chí tuyên truyền về việc xử phạt mũ bảo hiểm rởm, không một cơ quan chức năng hay người có trách nhiệm nào lên tiếng rõ ràng rằng đây chỉ là kế hoạch tuyên truyền của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Chỉ đến khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tối 1/7 là không hề có chuyện xử phạt người dân nếu đội mũ bảo hiểm “rởm”, người dân mới hết ngỡ ngàng.
    Ngay sau khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, sáng 2/7, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia mới ra thông cáo khẳng định không có chuyện xử phạt- điều mà lẽ ra họ phải làm trước đó từ lâu.
    Nếu bị phạt vì đội mũ bảo hiểm “rởm” người dân được trả lại tiền
    Xử phạt người tham gia giao thông với lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mũ “không phải mũ bảo hiểm” là trái quy định của pháp luật. Ảnh minh họa.
    Theo Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 có hiệu lực từ ngày 1/01/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt, trước đó nữa là Thông tư 06/2013/TT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/2/2013 quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy đều thể hiện một cách rất chung chung.
    Từ những nội dung trên có thể thấy, cả hai văn bản hướng dẫn xử phạt đều dẫn chiếu về quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định 171/2013/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt đối với hành vi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, không hề có quy định và mức xử phạt nào đối với hành vi đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, không đúng quy chuẩn.
    "Tôi thấy các cơ quan nhà nước cứ đùn đẩy trách nhiệm cho người dân trong việc phải xác định đâu là mũ bảo hiểm chất lượng, đâu là mũ bảo hiểm không đạt chất lượng, trong khi họ không có đủ khả năng, trình độ để nhận biết. Đồng thời, nếu có việc xử phạt thì ai là người “phân xử” khi có sự tranh cãi giữa người tham gia giao thông với cảnh sát giao thông việc mũ bảo hiểm này là đạt chất lượng hay không đạt chất lượng?", luật sư Chánh băn khoăn và đặt vấn đề: tại sao các cơ quan có thẩm quyền không quyết liệt trong việc xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm không đạt chất lượng mà cứ “nhăm nhe” đòi xử phạt người mua? Phải chăng việc xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng dễ hơn?
    "Nếu trong tường hợp cảnh sát giao thông ở địa phương nào đã xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm “rởm” thì theo tôi, phải hoàn lại tiền cho người dân", luật sư Chánh nói.

    Trao đổi với báo chí, đại tá Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Pháp chế (Bộ Công an) cho hay, ông rất băn khoăn trước thông tin phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Cơ quan này đã kiểm tra các quy định của pháp luật và của ngành thì không thấy văn bản nào như thế, đó chỉ là "sự hiểu nhầm của dư luận".

    Ông Quân cho biết, trong tuần này hoặc chậm nhất đầu tuần sau, Bộ Công an sẽ có hướng dẫn lại để thống nhất cách hiểu trong người dân và để công an địa phương hiểu đúng chỉ đạo của Bộ.

     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-csgt-phat-mu-bao-hiem-rom-co-duoc-tra-lai-tien-a39402.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan