+Aa-
    Zalo

    Bì mật Tử Cấm Thành: Tồn tại hơn 600 năm, vì sao chưa một lần bị ngập úng?

    (ĐS&PL) - Tử Cấm Thành từng xảy ra hỏa hoạn và sét đánh như lại chưa bị ngập úng lần nào trong hơn 600 năm qua.

    Khởi công vào năm 1406, Tử Cấm Thành hay Cố Cung được hoàn thành năm 1420, là nơi sinh sống của nhiều hoàng đế Trung Hoa từ thời nhà Minh đến cuối đời nhà Thanh. Khu di tích được UNESCO xếp vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới năm 1987.

    Hàng năm mỗi khi mùa mưa đến, nhiều thành phố tại Trung Quốc rơi vào tình trạng ngập úng, tuy nhiên, công trình kiến trúc hơn 600 năm tuổi ở Bắc Kinh lại chưa từng xảy ra chuyện này.

    Nguyên lý cơ bản để không bị ngập úng là lượng nước thoát đi phải nhiều hơn lượng mưa rơi xuống. Nắm rõ nguyên lý này, các kỹ sư cổ đại đã thiết kế hệ thống thoát nước ở Tử Cấm Thành rất đồng bộ, tỉ mỉ và toàn diện.

    tu cam thanh ton tai hon 600 nam vi sao chua mot lan bi ngap ung1
    Sơ đồ Tử Cấm Thành. Ảnh: Sohu

    Việc xây dựng hệ thống thoát nước phải được thi công kỹ càng, tính toán chuẩn xác do mật độ xây dựng bên trong Tử Cấm Thành khá dày đặc, dẫn đến khả năng tự thoát nước kém.

    Hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành gồm cả phần lộ thiên và phần ngầm. Các cổng thoát nước dẫn vào kênh mương, ao hồ kết hợp với hệ thống đường ống ngầm len lỏi khắp các cung điện, tạo nên mạng lưới thoát nước đồng bộ.

    Phần sân được lát bằng những viên gạch đá xanh, xếp đều lên nhau nên mặt sân có khả năng thấm nước tốt hơn bề mặt bê tông thông thường. Chưa kể, bên dưới gạch là một lớp đất rất dày được ví như “miếng bọt biển”, có thể hấp thụ lượng lớn nước mưa.

    Trước quảng trường Điện Thái Hòa là sân thượng tam cấp xây bằng đá cẩm thạch trắng. Sân gồm ba tầng, cao hơn 7m, quanh mỗi tầng có nhiều tượng đầu rồng được cham khắc kỳ công. Mỗi khi trời mưa, nước thoát ra từ 1.142 miệng rồng tạo nên kỳ quan "Thiên Long Phun Thủy", theo Sohu.

    tu cam thanh ton tai hon 600 nam vi sao chua mot lan bi ngap ung2
    Mỗi khi trời mưa, nước thoát ra từ 1.142 miệng rồng tạo nên kỳ quan "Thiên Long Phún Thủy". Ảnh: Sohu

    Nước thoát ra chảy xuống các kênh nhỏ rồi đổ về sông Kim Thủy, vì thế các con kênh nhỏ đào xen kẽ trong Tử Cấm Thành luôn được quan tâm. Bất kể là vào thời Minh hay thời Thanh, triều đình đều quy định vào mùa xuân phải bố trí các binh lính đi nạo vét tất cả các kênh trước khi mùa mưa đến.

    Bên ngoài Tử Cấm Thành có ít nhất 3 đường thủy chống ngập. Đường thứ nhất là con sông bên ngoài và mương Đại Minh, hồ Thái Bình. Đường thứ hai là Hậu Hải và ao Thái Dịch. Đường thứ ba là sông Kim Thủy và mương Đồng Tử Hà bao quanh Tam Điện. 

    Tất cả những con sông, kênh mương này vừa cấp nước cho kinh thành, vừa là đường thoát nước chống ngập. Ở nhiều con đường và góc sân đều có các lỗ cống thoát nước. Toàn bộ nước mưa sẽ chảy vào hệ thống cống lộ thiên và cống ngầm, hòa vào kênh Kim Thủy, rồi chảy ra kênh hộ thành bao quanh bên ngoài Tử Cấm Thành.

    XEM THÊM: Ngưu Ma Vương trong Tây Du Ký mạnh cỡ nào mà Tôn Ngộ Không cũng phải run sợ?

    Được biết, chênh lệch chiều cao giữa kênh Kim Thủy và kênh hộ thành là hơn 50m, đảm bảo nước luôn chảy từ trong Tử Cấm Thành ra ngoài một cách tự nhiên.

    Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, sông Kim Thủy đóng vai trò trong việc ngăn hỏa hoạn, thoát nước và điều hòa khí hậu trong Tử Cấm Thành. Con sông được chia thành hai phần, nhánh sông chính vây quanh Hoàng cung, còn nhánh sông phụ chảy vào trong cung.

    Đoạn sông Kim Thủy bên trong Tử Cấm Thành dài khoảng 2.100m với độ sâu trung bình khoảng 4m. Sông có khúc rộng, khúc hẹp, chỗ rộng nhất gần 12m, còn chỗ hẹp nhất không quá 2m.

    Đáy sông và sườn sông Kim Thủy được lát bằng đá. Khúc sông uốn lượn như một con trăn khổng lồ và nước sông xanh màu ngọc bích.

    Hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành còn được thiết kế dựa vào địa hình của vùng đất. Cụ thể, Bắc Kinh vốn là thành phố cao ở phía Tây Bắc, thấp dần ở phía Đông Nam nên nước tại thành phố sẽ thoát theo hướng Đông Nam. Các kỹ sư cổ đại sớm biết điều này nên thiết kế thoát nước ở Tử Cấm Thành thấp dần về phía Nam.

    Theo đó, khu vực Thần Võ Môn thuộc cửa Bắc của Tử Cấm Thành nằm ở độ cao 46,05m, còn khu vực Ngọ Môn ở cửa Nam nằm ở độ cao 44,28m. Chênh lệch độ cao hai phía khoảng 2m, từ đó hình thành hướng thoát nước từ Bắc xuống Nam.

    Ngoài ra, lối đi và các tòa nhà nằm ở trục giữa xây ở vị trí cao nhất, thấp dần sang hai bên nhằm đảm bảo nước mưa không bị ứ đọng.

    tu cam thanh ton tai hon 600 nam vi sao chua mot lan bi ngap ung
    Tử Cấm Thành được UNESCO xếp vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới năm 1987. Ảnh: Trip

    Có thể nói, hệ thống thoát nước được thiết kể tỉ mỉ và đồng bộ nói trên đã giúp Tử Cấm Thành từ khi xây dựng tới nay chưa từng bị ngập, bất chấp mưa bão lớn ra sao.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-mat-tu-cam-thanh-ton-tai-hon-600-nam-vi-sao-chua-mot-lan-bi-ngap-ung-a584717.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan